Danh sách các loại Đá tự nhiên
Namstone.vn – Đây là danh sách các loại đá tự nhiên được tổng hợp theo cách miêu tả của các nhà thạch học.
Họ đá magma
· Andesit – Đá núi lửa trung tính
· Anorthosit – đá siêu mafic thành phần chủ yếu là plagiocla
· Aplit – đá magma xâm nhập hạt rất mịn
· Basalt – đá núi lửa thành phần mafic
o Adakit – nhóm đá basalt chứa một lượng tương đối nhỏ các nguyên tố vết yttri và ytterbi
o Hawaiit – nhóm đá basalt hình thành quần đảo đại dương (điểm nóng)
o Icelandit
o Picrit
· Basanit – đá núi lửa thành phần mafic; thực chất là bazan chưa bão hòa silica
· Boninit – bazan nhiều đặc trưng bởi pyroxen
· Carbonatit – đá magma hiếm gặp chứa hơn 50% các khoáng vật carbonat
· Charnockit – Loại ít gặp của granit chứa pyroxen
o Enderbit – một dạng của charnockit
· Dacit – đá núi lửa thành phần felsic đến trung tính chứa nhiều sắt.
· Diabaz hay dolerit – đá magma xâm nhập mafic hình thành trong các dyke hoặc Sill.
· Diorit – đá magma xâm nhập trung tính hạt thô có thành phần chủ yếu là plagiocla, pyroxen hoặc/và amphibol.
· Dunit – an ultramafic cumulate rock composed of olivine and accessories.
· Essexit – đá magma mafic chưa bão hòa silica (thực chất là gabro chứa foid)
· Foidolit – đá magma chứa hơn >90% khoáng vật feldspathoid.
· Gabbro – đá magma xâm nhập hạt thô chứa pyroxen và plagiocla, thành phần cơ bản tương tự basalt
· Granit – đá magma xâm nhập hạt thô chứa orthocla, plagiocla và thạch anh.
· Granodiorit – đá magma xâm nhập giống granit nhưng thành phần plagiocla > orthocla, hay là một dạng trung gian giữa diorit và granit.
· Granophyr – đá xâm nhập nông có thành phần giống granit.
· Harzburgit – một dạng của peridotit; an ultramafic cumulate rock.
· Hornblendit – a mafic or ultramafic cumulate rock dominated by >90% hornblende.
· Hyaloclastit – đán núi lửa thành phần chủ yếu là thủy tinh và tuff thủy tinh.
· Icelandit – đá núi lửa.
· Ignimbrit – đá núi lửa mảnh vụn.
· Ijolit – đá xâm nhập bão hòa silica rất hiếm gặp
· Kimberlit – đá núi lửa siêu mafic hiếm gặp và là nguồn cung cấp kim cương
· Komatiit – đá núi lửa siêu mafic cổ
· Lamproit – đá núi lửa giàu natri
· Lamprophyr – đá xâm nhập siêu mafic giàu natri chủ yếu là phenocryst trên nền feldspar
· Latit – dạng của andesit không bão hòa silica
· Lherzolit – đá siêu mafic, thực chất là peridotit
· Monzogranit – granit chưa bão hòa silica với <5% thạch anh chuẩn
· Monzonit – đá xâm nhập sâu với <5% thạch anh chuẩn
· Nephelin syenit – đá xâm nhập sâu chưa bão hòa silica với nephelin thay thế orthocla
· Nephelinit – đá xâm nhập sâu chưa bão hòa với >90% nephelin
· Norit – gabro chứa hypersthen
· Obsidian – một loại thủy tinh núi lửa
· Pegmatit – đá xâm nhập (hoặc đá biến chất) có các tinh thể lớn
· Peridotit – đá siêu mafic xâm nhập sâu hoặc cumulate rock thành phần chiếm >90% olivin
· Phonolit – đá núi lửa chưa bão hòa silica; tương tự nephelin syenit
· Picrit – bazan chứa olivine.
· Porphyry – thường là loại đá kiểu granit với kiến trúc porphyr
· Pseudotachylit – thủy tinh hình thành từ sự tan chảy trong đứt gãy bởi sự ma sát
· Đá bọt (Pumice) – đá núi lửa hạt mịnh có nhiều lỗ hổng
· Pyroxenit – đá xâm nhập sâu hạt thô chiếm >90% pyroxen
· Diorit thạch anh – diorit hơn >5% thạch anh
· Monzonit thạch anh – đá xâm nhập sâu trung tính, một dạng monzonit với 5-10% thạch anh
· Rhyodacit – đá núi lửa thành phần felsic, một dạng trung gian giữa rhyolit và dacit
· Rhyolite – đá núi lửa thành phần felsic
o Comendit – rhyolit peralkaline
o Pantellerit – rhyolit-rhyodacit kiềm với các ban tinh amphibol
· Scoria – đá núi lửa mafic nhiều lỗ hổng
· Sovit – đá carbonatit hạt thô
· Syenit – đá núi lửa sâu thành phần chính là fenspat orthocla; một dạng của granitoid
· Tachylyt – giống thủy tinh bazan
· Tephrit – đá núi lửa chưa bão hòa silica
· Tonalit – granitoid nhiều plagiocla
· Trachyandesit – đá núi lửa kiềm trung gian
o Benmoreit – trachyandesit natri
o Basaltic trachyandesit
§ Mugearit – trachyandesit bazan natri
§ Shoshonit – trachyandesit bazan kali
· Trachyt – đá núi lửa chưa bão hòa silica; thực chất là rhyolit chứa feldspathoid
· Troctolit – đá magma xâm nhập sâu siêu mafic chứa olivin, pyroxen và plagioclas
· Trondhjemit – một dạng của tonalit với fenspat là oligocla
· Tuff – đá núi lửa hạt mịn được tạo thành từ tro núi lửa
· Websterit – một dạng của pyroxenit, có thành phần clinoproxen và orthopyroxen
· Wehrlit – đá xâm nhập sâu siêu mafic, một dạng của peridotit, có thành phần gồm olivin và clinopyroxen
Họ đá trầm tích
· Anthracit – một dạng của than đá
· Argillit – đá trầm tích có thành phần chủ yếu là hạt cỡ sét
· Arkose – đá trầm tích giống cát kết
· Thành hệ sắt phân dải – đá trầm tích hóa học hạt mịn thành phần chủ yếu là khoáng vật ôxít sắt
· Breccia – đá trầm tích hoặc kiến tạo có thành phần là mảnh vụn của các đá khác
· Cataclasit – đá thành tạo bởi hoạt động đứt gãy
· Đá phấn – đá trầm tích có thành phần chủ yếu là hóa thạch coccolith
· Chert – đá trầm tích hóa học hạt mịn thành phần là silica
· Sét kết – đá trầm tích được hình thành từ sét
· Than đá – đá trầm tích được hình thành từ vật chất hữu cơ
· Cuội kết – đá trầm tích là các mảnh vỡ lớn tròn cạnh của các đá khác
o Diamictit – Cuội kết chọn lọc kém
· Coquina – đá carbonat được hình thành từ sự tích tụ của mảnh vụn và hóa thạch của vỏ sò
· Diatomit – đá trầm tích được hình thành từ các hóa thạch diatom
· Dolomit hay dolostone – đá carbonat có thành phần chủ yếu là khoáng vật dolomit +/- canxit
· Evaporit – đá trầm tích hóa học hình thành từ sự lắng đọng các khoáng vật sau khi bốc hơi
· Flint – một dạng của chert
· Greywacke – một dạng trung gian giữa cát và cát kết (chưa thành cát kết) với thành phần gồm thạch anh, fenspat và mảnh vụn đá trong hỗn hợp sét
· Gritstone – thực chất là các kết hạt thô hình thành từ sạn hạt nhỏ
· Itacolumit – cát kết mày vàng có lỗ rỗng
· Jaspillit – đá trầm tích hóa học giàu sắt tương tự như chert hoặc thành hệ sắt tạo dải
· Lignit – Than nâu, đá trầm tích thành phần gồm các vật liệu hữu cơ;
· Đá vôi (Limestone) -đá trầm tích thành phần chủ yếu là khoáng vật cacbonat
· Marl – đá vôi có chứa một tỷ lệ khoáng vật silicat nhất định
· Đá bùn – đá trầm tích thành phần gồm sét và bùn
· Đá phiến dầu – đá trầm tích thành phần chủ yếu là vật liệu hữu cơ
· Oolit – đá trầm tích hóa học (một loại đá vôi)
· Cát kết – đá trầm tích mảnh vụn theo kích thước hạt
· Đá phiến sét -đá trầm tích mảnh vụn theo kích thước hạt
· Bột kết – đá trầm tích mảnh vụn theo kích thước hạt
· Turbidit – đá trầm tích phân lớp được hình thành trong môi trường biển sâu
· Wackestone – đá trầm tích khung carbonat
Hết phần 1.
Xem thêm Phần 2: danh sách tên đá tự nhiên thuộc dòng đá biến chất và các loại đá đặc biệt khác.
Trân trọng./
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE
Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.
Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.
Hotline: 0914 55 1996
Pingback: Danh sách các loại Đá tự nhiên – Phần 2 - Đá tự nhiên, đá granite, đá marble, đá ốp lát uy tín nhất Việt Nam