Sự hình thành của Đá tự nhiên

Namstone.vn – Ở phần này, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về sự hình thành của đá tự nhiên trong thiên nhiên.

Đá là tổ hợp có quy luật của các loại khoáng vật, có thể là một thể địa chất có lịch sử hình thành riêng biệt. Cách phân loại tổng quát nhất dựa trên nguồn gốc thành tạo gồm đá macma, đá trầm tích và đá biến chất. Đôi khi thiên thạch được xem là một nhóm đá riêng có nguồn gốc từ vũ trụ.

Sự hình thành của Đá tự nhiên
Sự hình thành của Đá tự nhiên

Với thời gian đời người đá không có sự biến đổi nhưng chúng có thể bị biến đổi bởi các quá trình địa chất diễn ra trong thời gian rất dài. Chu trình thạch học mô tả các giai đoạn mà các loại đá được hình thành và biến chuyển từ dạng này sang dạng khác. Đá mác ma hình thành khi dung nham đông nguội trên bề mặt hoặc kết tinh ở dưới sâu. Các đá trầm tích được hình thành từ quá trình lắng đọng vật liệu, rồi nén ép thành đá. Trong khi đá biến chất có thể hình thành từ các loại đá mácma, đá trầm tích hay các loại đá biến chất có trước dưới tác động của nhiệt độ và áp suất.

Đá là một loại vật liệu gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Từ thời đại đồ đá con người đã biết dùng đá để làm vũ khí tự vệ, săn bắn, công cụ sản xuất. Đặc biệt, đá được dùng trong xây dựng những công trình mà ngày nay chúng trở nên nổi tiếng như Kim tự tháp, Angkor Wat, thành Babylon, El-Djem, Colisée, Bourgogne, Épidayre.

Sự hình thành của đá tự nhiên

Đá là một cơ thể rắn có dạng hình học phổ biến. Đá được tạo ra từ khi trái đất hình thành, và cũng như trái đất, chúng không ngừng biến hóa và thay đổi. Đá chính là DNA của trái đất, một dấu vết hóa học cho sự tiến hóa. Chúng là những nhà kho thu nhỏ, mang chứa lịch sử phát triển hàng triệu năm của trái đất, cũng như gìn giữ bộ nhớ không thể xóa nhòa của những tác động mạnh mẽ tạo nên hình dạng cho chúng. Một số loại đá đã phải chịu những khối áp lực khủng lồ. Một số khác lại hình thành trong những căn hầm sâu dưới lòng đất. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến đặc điểm cà tính năng của đá. Tuy nhiên dù đá có ở hình dạng gì đi chăng  nữa, cấu trúc tinh thể của chúng vẫn có khả năng hấp thụ, bảo tồn, tập trung, phát tán năng lượng, đặc biệt là trên các tần số điện từ.

Tinh thể đá

Do các  tạp chất hóa học, phóng xạ, khí thải trái đất và hệ mặt trời cũng như cách hình thành, mỗi loại đá lại có một đặc điểm riêng biệt. Hình thành từ nhiều loại khoáng chất, đá thường được định nghĩa bằng cấu tạo trong, các nguyên tử xắp sếp một cách trật tự và lặp lại tùy theo từng loại. Các loại đá có cùng chủng loại sẽ có cấu tạo trong giống nhau, điều này có thể được nhìn thấy rõ qua kính hiển vi.

Cấu tạo tinh thể độc đáo chính là cách để nhận diện các loại đá, và điều đó cũng có nghĩa là một số loại đá như Aragonite, có một số cấu tạo ngoài và màu sắc mà nếu nhìn thoáng qua thì sẽ không thể nhận ra chúng cùng là một loại đá. Tuy nhiên, do có cấu tạo trong giống nhau, nên chúng được nhóm vào cùng một chủng loại .Chính cấu tạo là điều rất quan trọng trong việc phân loại đá, chứ không phải là khoáng chất hình thành nên chúng. Trong một số trường hợp, thành phần khoáng chất cũng có những khác biệt nhỏ, tạo nên nhiều màu sắc trên một loại đá cụ thể.

Do một số loại đá được hình thành từ một hoặc nhiều loại khoáng chất kết hợp, nên mỗi loại sẽ kết tinh theo một cách khác. Tinh thể thường đối xứng dọc theo một trục. Bề mặt bên ngoài chính là dấu hiệu cho thấy cấu tạo trong của đá. Mỗi mặt đá lại có những cặp góc tương tự. Cấu tạo trong của bất kỳ một loại đá nào cũng bất biến, không thay đổi.

Đá có cấu tạo của bảy dạng hình học: Hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình lục giác, hình thoi, hình bình hành, hình thang. Nhiều loại đá mang những dạng hình học kể trên, và có tên dựa trên dạng hình học bên trong. Cũng giống như tên gọi của mình, đá có hình lục giác được tạo nên từ những hình lục giác ba chiều, tinh thể vuông tạo thành một khối đá vuông, tinh thể tam giác tạo đá hình tam giác, Tuy nhiên, hình dạng bên ngoài của đá cũng không nhất thiết phải phản ánh cấu tạo trong của loại đá đó.

Trái tim của đá là nguyên tử và những bộ phận cấu thành. Nguyên tử luôn chuyển động linh hoạt, chưa các phân tử liên tục xoay quanh trung tâm. Bởi vậy, mặc dù đá thường sở hữu vẻ ngoài tĩnh, nhưng bên trong lại chứa những phân tử luôn luôn chuyển động không ngừng. Đó chính là điều truyền năng lượng cho đá.

Vỏ trái đất

Trái đất bắt đầu từ một đám mây ga không ngừng chuyển động. Dần dần, qua nhiều thiên niên kỷ, dung nham nguội dần trở thành lớp vỏ Trái đất. Lúc này, vỏ Trái đất chỉ có độ dày như vỏ một trái táo. Bên trong lớp vỏ ấy, chất dung nham nóng bỏng, giàu khoáng sản vẫn tiếp tục nóng lên và sục sôi. Nhờ đó, các loại đá bắt đầu hình thành.

Sự hình thành của Đá tự nhiên
Sự hình thành của Đá tự nhiên

Một số loại đá,  chẳng hạn như thạch anh, sinh ra từ chất cháy và khoáng chất nóng chảy ở trung tâm trái đất. Sau khi bị nung nóng ở mức tối đa, chúng sẽ trồi lên bề mặt trái đất. Khi khí gas thâm nhập vào lớp vỏ trái đất và tiếp xúc với đá cứng, chúng sẽ dịu đi và đông đặc, đây là quá trình có thể diễn ra trong nhiều thiên niên kỷ hoặc có thể diễn ra trong khoảng thời gian vô cùng ngắn.

Nếu quá trình diễn ra tương đối chậm, hoặc nếu đá phát triển trong một bong bóng khí, thì những viên đá lớn có thể phát triển. Nếu quá trình diễn ra nhanh chóng, các viên đá sẽ nhỏ. Nếu quá trình ấy kết thúc rồi lại bắt đầu, các đặc tính tự chữa lành hoặc “phantom” sẽ xuất hiện. Nếu quá trình ấy diễn ra đặc biệt mau chóng, một loại chất trong như thủy tinh, chẳng hạn như Obsidian sẽ được hình thành. Các loại đá như Aventurine hoặc Peridot hình thành từ dung nham nhiệt độ cao. Những loại khác, chẳng hạn như Topaz và Tourmaline, được tạo nên khi khí gas thâm nhập vào những loại đá tiếp giáp.

Tuy nhiên, các hình thức khác phát sinh khi dung nham đủ nguội để hơi nước ngưng tụ thành chất lỏng. Dung dịch này là cơ sở để Aragonite và Kunzite hình thành. Khi nó thâm nhập vào khe nứt xung quanh đá, dung dịch này từ từ làm mát, tạo ra những loại đá lớn và hốc tinh như Chalcedony và Amethyst.

Các loại đá như Garnet được tạo ra từ sâu dưới lòng đất, khi các khoáng chất tan chảy  và kết tinh lại dưới áp xuất lớn và nhiệt độ khổng lồ. Những loại đá này được gọi là đá biến chất vì chúng đã phải trải qua sự biến đổi hóa học, tái tạo lại tinh tể gốc.

Canxit hay các lớp trầm tích hình thành từ xự xói mòn. Đá ở bề mặt trái đất bị phá vỡ và khoáng hóa tạo thành những dòng chảy, sau một thời gian sẽ tạo nên những loại đá mới. Chúng cũng có thể cộng sinh với nhau, có thể rất cứng hoặc cũng có thể rất mềm. Hoặc cũng có thể dính chặt với một cá thể “đá chủ” khác.

Phần lớn các tinh thể đều dính liền với một loại đá chủ nào đó. Việc khai thác thường đi kèm với quá trình cắt, tách rời khỏi đá chủ.

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996. Để được tư vấn miễn phí.