Bí mật trong nghề ốp lát đá tự nhiên

Khi xây nhà, giai đoạn hoàn thiện là giai đoạn khó khăn, phức tạp kiểu khác, mà kiến trúc sư là người thấu hiểu hơn ai hết. Một trong những chuyện vẫn luôn gây nhức đầu và hoa mắt là chọn vật liệu ốp lát.

Bài này, người viết không có tham vọng đưa ra một thống kê tổng hợp về các loại vật liệu ốp lát, giới thiệu tính năng của chúng; Hay nghiên cứu về kỹ thuật ốp lát; Cũng như không đưa ra một nguyên tắc bất di bất dịch cho công việc này. Chúng tôi chỉ muốn đưa ra một cái nhìn khái quát từ đầu đến cuối ở nhiều góc độ có liên quan. Mỗi người sẽ có một cách nhìn, cách nghĩ và làm khác nhau. Chuyện “hoa mắt” với gạch ốp lát là đương nhiên. Đó cũng là một câu chuyện nghề!

Nỗi khổ nghề ốp lát

Các sản phẩm mới liên tục ra đời với nhiều mẫu mã đẹp, kích thước linh hoạt, tính năng ưu việt. Các nguồn cung cấp cũng rất phong phú, từ những doanh nghiệp trong nước, liên doanh, các sản phẩm nhập trực tiếp từ nước ngoài với giá cả từ cao cấp đến bình dân. Khi công trình vào giai đoạn hoàn thiện, vấn đề chọn vật liệu ốp lát thường làm hoa mắt cả kiến trúc sư lẫn chủ nhà.

Thông thường, kiến trúc sư là người quyết định các vật liệu ốp lát để đảm bảo tính năng sử dụng và phù hợp thẩm mỹ chung. Trong thực tế, vấn đề này khá quan trọng. Chọn đúng vật liệu, ngoài tiện ích về công năng, còn có thể tôn tạo không gian kiến trúc, và ngược lại. Bên cạnh đó, giải pháp ốp lát cũng như một bài toán thiết kế. Phải tính toán hướng ốp lát để đảm bảo cân đối, hài hoà, chẵn viên, liền mạch… không bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt với những bề mặt đan xen vật liệu khác nhau và kích thước viên khác nhau.

Hoa mắt về vật liệu

Đã qua rồi thời kỳ hồ sơ thiết kế chỉ ghi trên mặt cắt là: “Lát đá 300 x 300”, mà bây giờ, hầu như với tất cả công trình, bản vẽ mặt bằng, mặt cắt ốp lát là không thể thiếu. Điều đó hẳn làm cho chất lượng công trình được tốt hơn. Tuy nhiên, không phải cứ bản vẽ đủ, thể hiện kỹ và đủ thông tin là có thể ra được sản phẩm tốt. Chuyện “hoa mắt” vẫn là câu chuyện dài.

KTS – người đi đầu

Để có một cơ sở tốt cho khâu thiết kế, từ nguyên tắc và đặc tính vật liệu, kiến trúc sư mới tiến hành chọn mẫu (màu sắc, kích thước…). Không phải nhà cung cấp vật liệu nào cũng có đủ thông tin qua những catalogue để KTS tham khảo và chọn lựa, nhất là những vật liệu không sản xuất theo quy trình công nghiệp (vật liệu tự nhiên). Thêm nữa, cho dù có được các thông tin và hình ảnh qua tài liệu, thì việc được “tận mắt nhìn, tận tay sờ” vẫn không bao giờ thừa. Chủ nhà cũng không dễ hình dung qua các bản vẽ ốp lát mà họ cũng có nhu cầu y như vậy. Thế nên, chuyện kiến trúc sư và chủ nhà cùng nhau đi chọn vật liệu ốp lát là chuyện thường thấy.

209.jpg 409.jpg

Khi ngôi nhà chưa thành hình, chủ nhà thường ít can thiệp; nhưng khi đã sang giai đoạn hoàn thiện, họ thường muốn đưa những ý kiến và sự lựa chọn vào. Đây thường là vấn đề xung đột với KTS. Đơn giản nhất là chuyện đã thiết kế theo một loại vật liệu này, nhưng chủ nhà đi xem và thích một loại khác. Những người bán hàng thì rất khéo chào mời và giới thiệu sản phẩm của họ. Có thể sản phẩm đó đẹp thật, tốt thật, nhưng có phù hợp với từng không gian và yêu cầu cụ thể hay không lại là chuyện khác.

Sức ép của KTS

Đó là nỗi khổ của nhiều KTS khi buộc phải “dung dăng dung dẻ” với chủ nhà: nhẹ thì mất thời gian thuyết phục; nặng thì bất đồng, ảnh hưởng tới mối quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình. Không đi cùng thì không có sự đồng thuận, đi cùng thì hay phát sinh nhiều vấn đề khó kiểm soát. Nhiều văn phòng, công ty tư vấn cũng có vật liệu mẫu; nhưng số lượng, chủng loại vật liệu mẫu không thể so sánh với các trung tâm vật liệu xây dựng. Rồi chuyện chủ nhà không theo thiết kế mà tự chọn vật liệu ốp lát theo ý mình (họ tự cho mình quyền đó) rồi mua về bảo thợ làm, KTS thường chỉ biết than thở.

Chưa hết, bản thân KTS cũng vấp phải rất nhiều khó khăn về vấn đề này, ngay cả khi đã đạt được sự đồng thuận với chủ nhà. Từ lúc thiết kế tới khi thi công ốp lát, nhanh cũng mất vài tháng, chậm có thể hàng năm. Không ai đảm bảo là những vật liệu sử dụng cho thiết kế sẽ còn khi thi công. Việc hết hàng, huỷ mẫu… của nhà cung cấp, nhà sản xuất là bình thường. Và KTS lại phải đi tìm một mẫu vật liệu tương tự khác; hay tệ hơn, thiết kế lại ốp lát ngay trong giai đoạn thi công. Lại một quy trình “hoa mắt” mới cùng chủ nhà.

Tại sao phải ốp lát?

Câu trả lời rất đơn giản, nhưng có lẽ cũng cần phải hiểu ở góc độ kỹ thuật một chút thì khi đi vào sâu vấn đề mới dễ dàng. Ốp và lát là việc tạo – phủ những bề mặt bằng vật liệu khác nhằm phù hợp với yêu cầu sử dụng, đặc tính kỹ thuật và nhu cầu thẩm mỹ.

Thực ra, ốp và lát giống nhau về bản chất. Lát được dùng cho những mặt phẳng ngang (nền, sàn), ốp được dùng cho các mặt đứng (tường, vách). Để dễ trao đổi, có thể gọi chung là “ốp lát”. Có nhiều cách phân loại cho nội dung công việc này:

* Theo mục đích sử dụng.

  • Ốp lát để tạo bề mặt thích hợp cho việc sử dụng (lát sàn bằng vật liệu nhẵn cho sạch sẽ, lát sân bằng vật liệu nhám để chống trơn…), có kết hợp yếu tố trang trí.
  • Ốp lát để bảo vệ các bề mặt, kết cấu bao che trước các yếu tố xâm thực (lát sàn, ốp tường khu vệ sinh, ốp chân tường… để tránh thấm nước, tránh rêu mốc…), có kết hợp yếu tố trang trí.
  • Ốp lát trang trí thuần tuý (không có ý nghĩa công năng).

* Theo khu vực, bề mặt.

  • Lát nền, sàn.
  • Ốp tường (trong khu vệ sinh, các mảng trang trí).
  • Ốp tường mặt ngoài công trình (tạo hiệu quả thẩm mỹ, tạo bề mặt che phủ thay sơn).
  • Ốp lát trong nhà, ốp lát ngoài trời.

* Theo nhóm vật liệu chính.

  • Vật liệu gỗ (gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp…).
  • Gạch (gạch đất nung, gạch ceramic, gạch xi măng…).
  • Đá (tự nhiên, nhân tạo).
  • Các vật liệu khác (nhôm, kính, thảm, các vật liệu composit mới, vật liệu hỗn hợp…).

Trong mỗi nhóm vật liệu lại có thể phân chia nhỏ hơn nữa. Ở đây chỉ khái quát ở những nguyên tắc chung và những nhóm cơ bản.

Sân vườn sử dụng đá tự nhiên và nhám.

Để không hoa mắt và có ngôi nhà đẹp

Với kiến trúc sư, hay chủ nhà cũng vậy, khi chọn lựa vật liệu ốp lát cho công trình, phải căn cứ vào một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo tính hợp lý và không bị “hoa mắt” giữa các chủng loại vật liệu trên thị trường. Tuy nhiên, các nguyên tắc này khi vận dụng cũng hết sức linh hoạt. Tạm tổng kết các nguyên tắc như sau:

Đúng tính năng sử dụng:

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên. Dù là vật liệu có hình thức, màu sắc như thế nào thì phải đúng tính năng sử dụng của không gian đó. Tuỳ theo yêu cầu công năng đặc thù của không gian, khu vực đó mà chọn vật liệu phù hợp. Ví dụ: ốp tường vệ sinh phải đảm bảo yêu cầu chống thấm, dễ cọ rửa; sàn vệ sinh phải chống thấm, chống trơn – trượt, sân phải có khả năng chịu lực tốt, chống trơn…

Tương đồng với không gian kiến trúc:

Kiến trúc sư là người nắm rõ nhất điều này để đề xuất những loại vật liệu phù hợp, đưa ra giải pháp ốp lát tốt về hướng nhìn; nội dung, ý tưởng thể hiện trên bề mặt (nếu có). Cái đẹp phải là hài hoà. Một loại gạch đẹp nhưng đưa vào bề mặt, vào không gian cụ thể chưa chắc đã đẹp. Gạch đắt tiền cũng không làm nên cái đẹp. Ví dụ: các không gian, các khu vực cần sáng sủa, hoặc thiếu sáng không nên dùng gạch tối màu, không gian trang nghiêm như phòng thờ có thể lát đăng đối với màu trầm, không gian phòng trẻ em có thể lát tự do, màu sắc trẻ trung… Các không gian ngoại thất như sân vườn nên sử dụng các loại vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, màu trung tính như đá, gạch gốm…

Tỷ lệ hài hoà:

Vật liệu ốp lát phải có tỷ lệ hài hoà với không gian và diện tích ốp lát. Với những không gian nhỏ như phòng vệ sinh, không nên chọn những vật liệu có kích thước quá lớn. Vật liệu có kích thước lớn gây cảm giác không thuận về thị giác mà còn làm cho việc phải cắt viên do không chẵn gây mất thẩm mỹ. Với những diện lớn thì không nên dùng gạch – đá có kích thước nhỏ, gây “nát” bề mặt và khó làm phẳng mặt do có quá nhiều mạch.

Để không hoa mắt và có ngôi nhà đẹp

Với kiến trúc sư, hay chủ nhà cũng vậy, khi chọn lựa vật liệu ốp lát cho công trình, phải căn cứ vào một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo tính hợp lý và không bị “hoa mắt” giữa các chủng loại vật liệu trên thị trường. Tuy nhiên, các nguyên tắc này khi vận dụng cũng hết sức linh hoạt. Tạm tổng kết các nguyên tắc như sau:

Đúng tính năng sử dụng:

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên. Dù là vật liệu có hình thức, màu sắc như thế nào thì phải đúng tính năng sử dụng của không gian đó. Tuỳ theo yêu cầu công năng đặc thù của không gian, khu vực đó mà chọn vật liệu phù hợp. Ví dụ: ốp tường vệ sinh phải đảm bảo yêu cầu chống thấm, dễ cọ rửa; sàn vệ sinh phải chống thấm, chống trơn – trượt, sân phải có khả năng chịu lực tốt, chống trơn…

Tương đồng với không gian kiến trúc:

Kiến trúc sư là người nắm rõ nhất điều này để đề xuất những loại vật liệu phù hợp, đưa ra giải pháp ốp lát tốt về hướng nhìn; nội dung, ý tưởng thể hiện trên bề mặt (nếu có). Cái đẹp phải là hài hoà. Một loại đá đẹp nhưng đưa vào bề mặt, vào không gian cụ thể chưa chắc đã đẹp. Đá đắt tiền cũng không làm nên cái đẹp. Ví dụ: các không gian, các khu vực cần sáng sủa, hoặc thiếu sáng không nên dùng gạch tối màu, không gian trang nghiêm như phòng thờ có thể lát đăng đối với màu trầm, không gian phòng trẻ em có thể lát tự do, màu sắc trẻ trung… Các không gian ngoại thất như sân vườn nên sử dụng các loại vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, màu trung tính như đá, gạch gốm…

Tỷ lệ hài hoà:

Vật liệu ốp lát phải có tỷ lệ hài hoà với không gian và diện tích ốp lát. Với những không gian nhỏ như phòng vệ sinh, không nên chọn những vật liệu có kích thước quá lớn. Vật liệu có kích thước lớn gây cảm giác không thuận về thị giác mà còn làm cho việc phải cắt viên do không chẵn gây mất thẩm mỹ. Với những diện lớn thì không nên dùng gạch – đá có kích thước nhỏ, gây “nát” bề mặt và khó làm phẳng mặt do có quá nhiều mạch.

609.jpg 809.jpg

Khai thác đúng đặc tính cơ lý vật liệu:

Mỗi loại vật liệu có những đặc tính cơ lý, cấu trúc khác nhau. Hiểu và khai thác đúng những đặc tính đó sẽ làm những khu vực ốp lát có chất lượng và thẩm mỹ khai thác được những ưu điểm, tránh được nhược điểm của mỗi loại vật liệu. Ví dụ: đá granite có tính đồng chất cao, kết cấu chắc, không có thớ… nên ưu tiên sử dụng cho những chỗ nền, sàn, mặt thao tác dễ va đập, chịu lực… như mặt bậc, bậu cửa, mặt bếp…; các loại đá có vân thớ, dễ nứt vỡ chỉ nên ốp tường, không nên lát sàn; gỗ không nên lát ở sàn tầng trệt và các khu vực có nguy cơ ngấm nước… Các khu vực ngoài trời phải sử dụng những loại vật liệu bền trước tác động môi trường hơn là ở trong nhà…

Phù hợp phong thuỷ và tâm lý của chủ nhà:

Đây là nguyên tắc khá… linh hoạt và đòi hỏi KTS phải có kiến thức tổng hợp nhất định ngoài các kiến thức mang tính kỹ thuật như trên đề cập. Mỗi loại vật liệu có một ảnh hưởng nhất định tới không gian và tâm lý con người. Chọn vật liệu phù hợp dẫu theo nguyên tắc nào cũng vẫn phải hướng tới sự thoải mái cho người sử dụng. Nắm bắt được điều đó, ngoài sự hiểu biết còn cần cả sự nhạy cảm của người làm tư vấn.

Không phải ngẫu nhiên mà gỗ luôn là ưu tiên số một cho vật liệu sàn nhà ở, bởi gỗ (thuộc hành mộc) có tính dương so với các loại vật liệu gạch đá (thuộc hành thổ) khác. Gỗ cho cảm giác ôn hoà, ấm áp, rất phù hợp với nhà ở. Cũng tương tự, trong nội thất nên sử dụng đá phù hợp. Hiểu rõ các vấn đề liên quan đến chủ nhân ngôi nhà và ngôi nhà (tuổi tác, mệnh, hướng…) để đưa các loại vật liệu phù hợp cũng là một nguyên tắc cần coi trọng.

Theo SGTT

Công ty cung cấp đá Marble và chăm sóc bảo dưỡng đá uy tín tại Hà Nội

Hiện nay trên thị trường có nhiều địa chỉ cung cấp đá tự nhiên với chất lượng từ tốt đến xấu. Đá Tự Nhiên Namstone tự hào là địa chỉ cung cấp đá tự nhiên uy tín toàn miền Bắc. Với phương châm làm việc uy tín tận tâm, sự hài lòng của khách hàng luôn là nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi.

Đá tự nhiên Namstone

Đá tự nhiên NamstoneNamstone.vn – là nhà cung cấp, gia công và thi công các sản phẩm đá marble tự nhiên, đá granite tự nhiên cao cấp nhập khẩu từ các nước Ý, Tây Ban Nha,… Với quy trình làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ tư vấn viên, kĩ thuật viên lành nghề, chúng tôi tự tin đem đến sản phẩm khiến bạn hài lòng nhất.

Địa chỉ Showroom Hà Nội: 242 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội là địa chỉ uy tín, tin cậy cung cấp sản phẩm & dịch thi công trọn gói.

Với tôn chỉ và lời khẳng định của từ đội ngũ sáng lập ”Namstone – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn!”. Bạn sẽ có những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình hoàn thiện căn nhà cho gia đình. Hãy đến với chúng tôi để được hưởng tư vấn chi tiết về các loại đá tự nhiên.

Trân trọng./

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996

Đá granite là gì? Những điều cần biết về đá Granite

Đá granite là gì? Những điều cần biết về đá Granite

Namstone.vn – Đá granite hay còn gọi là đá hoa cương, là loại đá có cùng đặc điểm và nguồn gốc của chúng ở rất sâu trong lòng Trái Đất. Được hình thành do sự làm nguội chậm của đá nóng chảy trong lòng đất. Hầu hết đá granite có cấu tạo khối, cứng và xù xì.

Đá granite là gì? Những điều cần biết về đá Granite
Đá granite là gì? Những điều cần biết về đá Granite

Các ứng dụng của đá granite trong xây dựng

Từ lâu, đá granite đã được ứng dụng nhiều vào lĩnh vực xây dựng. Với các ưu điểm như: Bền, dễ lau chùi vệ sinh, nhiều màu sắc cũng như kiểu dáng bề mặt, giá thành hợp lý nên ngày nay đá granite hầu như có mặt ở các công trình từ lớn tới bé, từ các văn phòng cao ốc cho đến hộ gia đình. Đá granite có thể ứng dụng vào nhiều hạng mục:

+ Trang trí mặt bàn ăn, mặt bếp, quầy bar:

Nhờ thuộc tính không thấm nước nên đá grantie là lựa chọn hàng đầu cho những hạng mục này. Các loại màu đá thường dùng để lát mặt bếp là xám, đen.

+ Đá granite dùng để lát sàn:

Bên cạnh các loại đá granite nhân tạo, đá granite tự nhiên vẫn có những ưu điểm vượt trội khi sử dụng vào để lát sàn. Đá granite tự nhiên còn an toàn đối với sức khỏe con người khi sử dụng. Đây là một ưu tiên hàng đầu.

+ Đá granite dùng để trang trí cầu thang bộ và cầu thang máy:

Nhờ những ưu điểm của mình mà đá granite còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thang máy như: Làm sàn cabin thang máy, dùng để ốp trang trí cửa thang máy, cửa tầng thang máy gia đình.

Ngày nay, sử dụng đá granite để ốp cầu thang, cầu thang bộ là phổ biến nhất, bạn có thể thấy ở mọi nơi, mọi gia đình. Điều đó một lần nữa chứng minh sự ưu việt của loại vật liệu xây dựng này đối với một công trình từ lớn đến bé.

+ Đá granite dùng để lát cầu thang bộ

Sự đa dạng về màu sắc giúp cho các kiến trúc sư có thể dễ dàng bố trí đá granite ở khắp các khu vực mà vẫn đảm bảo hài hòa về mặt kiến trúc tổng thể là một trong những thế mạng của đá granite khi chủ đầu tư lựa chọn.

+ Đá granite khi thi công có lộ đường nối? 

Khi làm mặt bàn, tùy theo hình khối, màu sắc và thiết kế, đá granite sẽ có đường nối lộ ra, tuy nhiên tùy theo trình độ của nhà thi công mà đường nối này nhỏ và vẫn đảm bảo thẩm mỹ. Tôi sử dụng đá Granite ở lối vào và cũng muốn sử dụng chúng ở ngoài nhà, nhưng tôi ngại là bề mặt đá có thể gây trơn trượt? Trong trường hợp này, đá Granite phun lửa có bề mặt nhám và chống trơn trượt là một lựa chọn cho bạn.

+ Tại sao lại dùng đá Granite cho bàn bếp?

Bởi vì đá Granite rất cứng do được hình thành ở nhiệt độ rất cao sâu trong lòng đất, mặt bóng của nó có thể chịu được sự ăn mòn của axit thông thường hoặc trầy xước bằng dao và nồi chảo. Nó không bị ảnh hưởng bởi nhiệt bếp điển hình như chảo nóng, hoặc đổ chất lỏng. Vì vậy đá Granite rất thích hợp để ốp bàn bếp.

Đá granite là gì? Những điều cần biết về đá Granite
Đá granite là gì? Những điều cần biết về đá Granite

+ Có nên dùng đá Granite cho mặt tiền chịu thời tiết nắng nóng?

 Về cơ bản, đá Granite là một trong các loại đá tự nhiên rất bền và có độ chống chịu thời tiết rất cao. Các loại đá Granite màu đen trong thời tiết nóng sẽ hấp thụ nhiệt và nóng hơn các loại đá khác.

+ Đá granite có thể bị hư hại không?

Giống như các bề mặt đặc khác, những lực mạnh có thể làm hỏng đá Granite. Do có cấu trúc tinh thể hạt, nó có thể bị vỡ vụn khi va đập với vật cứng và sắc. Nếu không được chống thấm, Granite có thể bị bẩn bởi dầu, gây ra những điểm sẫm và mất màu. Nhiệt từ nồi chảo hoặc các chất lỏng ở nhiệt độ cao không làm ảnh hưởng đến đá granite ở điều kiện bình thường.

+ Tôi có thể cắt mặt bàn làm bằng đá granite?

Bạn sẽ chỉ làm hỏng dao của mình bởi đá Granite thường cứng hơn lưỡi dao và làm mẻ chúng nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên cắt trực tiếp trên bề mặt đá Granite mà nên sử dụng mặt cắt bằng chất liệu gỗ hoặc nhựa.

+ Đá granite phun lửa là gì?

Đá granite được phun lửa bằng cách sử dụng lực hơi nóng phun vào bề mặt của đá. Điều này làm cho bề mặt bị tan chảy và một số tinh thể vỡ ra, để lại một bề mặt nhám rất thích hợp cho lát đường hoặc những khu vực ẩm ướt, chống trơn trượt.

+ Đá Granite mài mờ là gì?

Đá Granite được gọi là “mài mờ” khi quá trình đánh bóng dừng lại khi đạt được độ bóng nhất định. Quá trình này sử dụng một số biện pháp làm sâu màu cho đá để giảm độ bóng, tạo độ “mờ”. Cũng có thể xử lý quá trình mài mờ này bằng những thiết bị đặc biệt để “mài” đi bề mặt bóng của đá, gây ra những vết tròn trên đá bởi đầu mài của thiết bị.

Hy vọng bài viết trên Namstone đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin bổ ích về đá Granite. Nếu như bạn vẫn chưa hài lòng về những kiến thức mà chúng tôi đưa ra thì bạn có thể xem bài viết: Đá granite là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về chúng. Để biết được quá trình hình thành đá Granite, những ưu nhược điểm của chúng.

Trong bài tiếp theo sẽ được xuất bản ngày 08/05/2019.

Mời các bạn đón đọc.

Trân trọng./

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996