Cách phân biệt các loại đá tự nhiên trong xây dựng

Trong bài viết này, Namstone.vn sẽ trình bày các nội dung chính:

Mục lục bài viết
  • 1. Các loại đá tự nhiên chính trong thiết kế xây dựng
  • 2. Đặc điểm các loại đá tự nhiên trong thiết kế xây dựng
    • Đá cẩm thạch, marble
    • Đá hoa cương, đá granite
    • Đá trầm tích (đá vôi-travertine)

Đá tự nhiên là loại vật liệu có độ bền thách thức thời gian và những đặc tính, hình dạng mà không loại vật liệu nhân tạo nào có được. Các loại đá tự nhiên cũng có nhiều ứng dụng hơn so với gạch, gỗ thông thường, đặc biệt, với đặc điểm khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam, sử dụng đá tự nhiên trong các công trình xây dựng làm tăng tuổi thọ công trình.

Cách phân biệt các loại đá tự nhiên trong xây dựng
Cách phân biệt các loại đá tự nhiên trong xây dựng

1. Các loại đá tự nhiên chính trong thiết kế xây dựng

2. Đặc điểm các loại đá tự nhiên trong thiết kế xây dựng

Cách phân biệt các loại đá tự nhiên trong xây dựng
Cách phân biệt các loại đá tự nhiên trong xây dựng

a) Đá cẩm thạch, marble

+ Cấu tạo: Loại đá marble này được hình thành nên do chịu ảnh hưởng của nhiệt lưu hoạt động magma và sự vận động kết cấu ở bên trong vỏ trái đất. Do tác động của nhiệt độ cộng với áp lực dẫn đến các thành phần và kết cấu của nham thạch bị thay đổi.

+ Đặc điểm: Đá marble có khá nhiều màu sắc khác nhau, bên cạnh các sắc màu phổ biến như trắng, trắng xám, đen thì còn có các màu như xám, xám xanh, lục, đỏ, vàng… Bề mặt ngoài của đá có nhiều hoa văn đẹp, tính thẩm mỹ cao như đường, điểm, gợn sóng…

+ Ứng dụng: Nhìn chung, ứng dụng của loại đá marble này khá phong phú, dù thiết kế nội hay ngoại thất bạn đều có thể sử dụng nó để ốp tường, lát cầu thang, cột, bar, bàn cà phê, bếp, nhà tắm, mặt tiền nhà…

 

Cách phân biệt các loại đá tự nhiên trong xây dựng
Cách phân biệt các loại đá tự nhiên trong xây dựng

b) Đá hoa cương, đá granite

+ Cấu tạo: Loại đá granite này nằm trong vỏ trái đất hoặc được tạo nên từ quá trình phun ra bề mặt trái đất rồi ngưng tụ thành do quá trình biến chất tiếp xúc nhiệt hay sừng hóa. Đa phần, đá granite đều cấu tạo khối cứng, xù xì hướng tròn cạnh khi bị phong hóa. Phổ biến nhất trong số đó chính là đá hoa cương, bazan, đá núi lửa, đá tuff.

+ Đặc tính: Màu sắc của đá granite có thể là hồng, xám hay thậm chí là đen, vấn đề này còn tùy thuộc vào thành phần hóa học cũng như khoáng vật cấu tạo nên đá. Với đá hoa cương hay đá magma tính acid phân bổ tương đối rộng rãi. Bề mặt hạt thô đạt mức đá kết tinh, tỷ trọng trung bình của nó là 2.75 g/cm3, độ nhớt ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn là ~4.5 • 1019 Pa•s. Hiện nay, thị trường đá hoa cương gồm có 3 loại đó là đá hạt mịn, hạt trung bình và hạt thô.

+ Ứng dụng: Loại đá granite này được sử dụng khá phổ biến trong xây dựng, ốp tường, lát sàn nhà nội ngoại thất, các khu tiểu cảnh trang trí, cầu thang, mặt bếp…

Cách phân biệt các loại đá tự nhiên trong xây dựng
Cách phân biệt các loại đá tự nhiên trong xây dựng

c) Đá trầm tích (đá vôi-travertine)

+ Cấu tạo: Đá trầm tích đa phần được cấu tạo từ khoáng chất canxit, nó là một trong 3 nhóm chính cấu tạo nên vỏ trái đất và nó chiếm khoảng 75% bề mặt của trái đất, những loại đá được lộ lên trên mặt đất có một phần được biến chất từ đá vôi, kết cấu phần lớn là lớp vân chứa động thực vật hóa thạch.

+ Đặc điểm: Màu sắc của đá trầm tích khá đa dạng, từ màu tro, xanh nhạt, vàng cho đến hồng sẫm. Đối với màu đen là do nó bị lẫn quá nhiều tạp chất trong đất như bitum, bùn, cát, đất sét… Đá vôi có khối lượng trung bình 2.600 ÷ 2.800 kg/m3, cường độ chịu nén 1.700 ÷ 2.600 kg/cm2, khả năng hút nước 0,2 ÷ 0,5%. Đối với loại đá vôi nhiều silic sẽ có cường độ cao hơn, tuy nhiên nó giòn và cứng hơn, còn đá vôi chứa nhiều sét lại chịu độ bền nước kém.

+ Ứng dụng: Đá vôi thường được làm cốt liệu cho bê tông, rải mặt đường, chế tạo tấm ốp, tấm lát, các cấu kiện kiện kiến trúc, xây dựng, tạo hình điêu khắc tượng, hòn non bộ trang trí…

Các bạn có thể xem thêm một số mẫu đá đẹp của Namstone.vn Tại Đây.

Trân trọng.

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996

Đá granite và những điều có thể bạn chưa biết

Namstone.vn – Như bài viết trước Đá tự nhiên Namstone đã giới thiệu đến bạn đọc Đá granite là gì? Những điều cần biết về đá Granite. Đá granite hay còn gọi là đá hoa cương, là loại đá có cùng đặc điểm và nguồn gốc của chúng ở rất sâu trong lòng Trái Đất. Được hình thành do sự làm nguội chậm của đá nóng chảy trong lòng đất. Hầu hết đá granite có cấu tạo khối, cứng và xù xì.

Trong bài viết Đá granite và những điều có thể bạn chưa biết này, Namstone.vn sẽ trình bày các nội dung chính:
  1. Đá Granite là gì?

1.1. Cấu tạo

1.2. Tính chất của đá Granite

1.3. Phân bố và kích thước đá Granite

  1. Ưu nhược điểm của đá Granite

2.1. Ưu điểm của đá Granite

2.2. Nhược điểm của đá Granite

  1. Các ứng dụng phổ biến của đá Granite

Bàn ghế, tường, cầu thang, sàn nhà,… tất cả chúng đều có thể được tạo ra từ đá Granite. Mọi người cũng có thể bắt gặp chúng ở rất nhiều nơi, thậm chí là mọi nơi và hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng để ý và biết đến sự hiện diện của chúng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, để biết đá Granite là gì, ưu nhược điểm của chúng ra sao, và các ứng dụng phổ biến của nó.

Đá Marble hay đá Granite đều là hai loại đá phổ biến nhất hiện nay vì vẻ đẹp sang trọng và độ bền hiếm có của chúng so với các vật liệu khác trong lĩnh vực trang trí và ốp lát. Hai loại đá này có những ưu điểm khác nhau chúng đều được mọi người ưa chuộng cho mọi dự án của mình.

Chúng thường xuyên bị mang ra để so sánh xem nên chọn loại đá nào để dùng cho dự án của họ là tối ưu nhất. Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta sẽ không đi phân đi phân biệt hai loại đá này với nhau mà sẽ đi tìm hiểu sâu về đá Granite tự nhiên.

Nhưng nếu ai đó trong các bạn mà có ý muốn so sánh hai loại đá này với nhau cũng có thể tham khảo thêm bài viết sau đây:  Đá Marble và Granite chọn loại nào tốt nhất?

1. Đá Granite là gì?

Đá granite và những điều có thể bạn chưa biết
 Đá granite và những điều có thể bạn chưa biết

1.1. Cấu tạo

Đá granite hay gọi là đá hoa cương là một loại đá mácma dạng hạt có kết cấu hạt thô. Được hình thành bởi sự kết tinh chậm của magma dưới bề mặt trái đất. Các hạt của nó đủ lớn, để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đá granite được cấu tạo chủ yếu từ thạch anh và fenspat, với một lượng nhỏ mica, amphibole và các khoáng chất khác.

1.2. Tính chất của đá Granite

Thành phần khoáng chất này thường mang lại cho đá granite một màu đỏ, hồng, xám hoặc trắng với các hạt khoáng tối màu có thể nhìn thấy khắp mặt đá. Đá granite là loại đá thường được khai thác như một “đá kích thước” (một vật liệu đá tự nhiên đã được cắt thành các khối hoặc tấm có chiều dài, chiều rộng và độ dày cụ thể).

Đá đủ cứng để chống lại sự mài mòn, đủ mạnh để chịu đựng được trọng lượng đáng kể, đủ trơ để chống lại với thời tiết, và đủ hấp dẫn với sự sáng bóng rực rỡ. Những đặc điểm này làm cho nó trở thành một loại đá hấp dẫn và hữu ích.

Chúng còn được biết đến như là loại đá cấu tạo nên phần lớn vỏ lục địa của Trái Đất. Thường xuất hiện ở dạng khối tương đối nhỏ, nhỏ hơn 100 km² và trong thể batholith, chúng thường đi cùng với các đai tạo núi. Granite đã xâm nhập vào lớp vỏ của Trái Đất trong suốt các giai đoạn địa chất, mặc dù đa số trong chúng có tuổi đời từ thời tiền Cambri.

Ngoài ra chúng còn có độ bền rất cao, và chịu được sự ăn mòn của các chất axit có ở trong chanh, giấm,… Đây chính là loại đá rất dễ sử dụng và bảo dưỡng. Và với những đặc tính đó đá sẽ rất khó bị trầy do các tác động bình thường bên ngoài môi trường. Đá được sử dụng rộng rãi trong đời sống, nhiều mặt hàng mà chúng ta thường thấy trong các hoạt động hàng ngày đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi pavers, gạch lát sàn và các di tích nghĩa trang được làm từ đá granite.

1.3. Phân bố và kích thước đá Granite

Các khu vực có đá Granite nổi tiếng trên thế giới: Brasil – Phần Lan – Ấn Độ – Na Uy – Bồ Đào Nha (Chaves – Vila Pouca de Aguiar) – Tây Ban Nha (Galicia – Extremadura) – miền nam châu Phi (Angola – Namibia – Nam Phi – Zimbabwe) – Thuỵ Điển (Bohuslän) – Hoa Kỳ (New Hampshire – Vermont – Minnesota – Bắc Carolina)

Các kích thước phổ biến mà hiện tại đang bày bán trên thị trường của đá Granite là: 30x30cm, 40x40cm, 50x50cm…Ngoài ra, bạn có thể chọn mua theo m2 nếu muốn sử dụng các khối đá có diện tích lớn.

2. Ưu nhược điểm của đá Granite

Đá granite và những điều có thể bạn chưa biết
Đá granite và những điều có thể bạn chưa biết

2.1. Ưu điểm của đá Granite

+ Độ cứng cao: Sau kim cương, và một số loại đá quý, đá granite chính là sản phẩm tự nhiên cứng nhất ở trên trái đất. Và sau khi được đánh bóng, đá sẽ duy trì độ bóng cao và bền hơn bất kỳ loại đá tự nhiên dùng để ốp lát nào khác. Nên dẫn tới nó là loại đá có độ bền tốt nhất trong các loại đá tự nhiên dùng để ốp lát trang trí, điều này làm nó có thể được ứng dụng ở bất cứ nơi nào kể cả những nơi có cần độ chịu lực cao.

+ Ít thấm nước: Vì cấu trúc của đá khá khít so với các loại đá tự nhiên khác nên đá Granite ít thấm nước, điều này mang tới cho chúng rất nhiều lợi thế như: Dễ vệ sinh, ít bị các vết bẩn dung dịch, ít bị ố màu,ít bị ẩm mốc,…

+ Ít bị ăn mòn hoá học: Không giống như các loại đá tự nhiên có cấu tạo thành phần chính là canxit và các đá giàu các bon sẽ dễ dàng bị ăn mòn bởi các axit, kể cả các axit yếu trong thực phẩm như: Chanh, dấm,… Với đá Granite bạn sẽ không phải lo lắng nhiều về điều này, vì vậy các ứng dụng với bàn, bếp, backsplash sẽ rất thích hợp nếu sử dụng đá Granite.

+ An toàn, thân thiện: Đá granite chính là sản phẩm của tự nhiên, và không chứa hóa chất gây hại cho sức khỏe. Độ rỗng vô cùng thấp rất khó cho các vi khuẩn xâm nhập. Do đó thì bạn có thể yên tâm khi sử dụng đá làm mặt bếp để nấu ăn cho cả gia đình.

+ Thích hợp với các ứng dụng diện tích lớn: Khi khai thác đá Granite, người ta thường khai thác những khối đá khá lớn vận chuyển về các nhà máy để chế biến. Tại nơi này đá sẽ được cưa thành các kích thước khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường, vì vậy đá có kích thước khá đa dạng. Với những ứng dụng có diện tích lớn sẽ bạn sẽ không phải lo sợ bị nối và chắp vá nhiều với những tấm đá Granite lớn.

+ Duy trì vẻ đẹp lâu dài: Do đá có độ cứng, độ bền tốt nhất trong các loại đá tự nhiên dùng để ốp lát và trang trí nên khi được chăm sóc thường xuyên đá sẽ cho vẻ đẹp lâu dài bền hơn bất cứ loại đá nào cùng chức năng tương tự mà bạn biết.

+ Vẻ đẹp không trùng lặp: Đây cũng là ưu điểm của hầu hết các loại đá tự nhiên, điều này được giải thích rằng các vân ở trong đá là do các khoáng chất phân bổ ngẫu nhiên bên trong, không tuân theo một trật tự nào vì vậy bạn sẽ không bao giờ tìm thấy 2 viên đá Granite giống nhau 100%.

Ngoài ra đá còn một số ưu điểm khác:

+ Có khả năng chống cháy, cách âm hiệu quả, chống tia cực tím

+ Đá mang tới sự mát mẻ vào mùa hè.

+ Dễ dàng lau chùi, vệ sinh sạch sẽ.

2.2. Nhược điểm của đá Granite:

+ Đá có giá thành đắt hơn so với các loại đá nhân tạo, gạch men khác.

+ Cũng giống như nhược điểm của nhiều loại đá tự nhiên khác khi được đánh bóng đá sẽ rất dễ trơn trượt nếu bạn không lau khô sàn khi sử dụng. Ngoài ra đá cũng khá lạnh vào mùa đông nếu như bạn không sử dụng thảm và đi tất trong nhà.

3. Các ứng dụng phổ biến của đá Granite

+ Ốp lát tường: Là một trong những loại đá tự nhiên có độ thẩm mỹ cao nên đá Granite cùng với đá Marble là một trong những loại vật liệu ốp tường phù hợp nhất từ trước tới nay.

Bức tường với việc ốp đá Granite trở nên sang trọng và độc đáo mà không nơi nào có cái thứ 2
Bức tường với việc ốp đá Granite trở nên sang trọng và độc đáo mà không nơi nào có cái thứ 2

+ Trang trí mặt bàn ăn, mặt bếp, quầy bar: Nhờ thuộc tính ít bị thấm nước, không bị ăn mòn bởi axít nên đá Granite là lựa chọn hàng đầu cho những hạng mục này. Các loại màu đá thường dùng để lát mặt bếp là xám, đen.

Bàn ăn và mặt quầy bếp sẽ bền và sạch sẽ hơn so với các loại vật liệu khác khi ốp đá Granite
Bàn ăn và mặt quầy bếp sẽ bền và sạch sẽ hơn so với các loại vật liệu khác khi ốp đá Granite

+ Đá granite dùng để lát sàn: Vì có độ cứng và độ bền chống mài mòn khá cao nên đá Granite thích hợp cho việc lát sàn, hoặc đặc biệt là những nơi có mật độ người qua lại nhiều. Bên cạch đá Granite nhân tạo, đá granite tự nhiên còn an toàn đối với sức khỏe con người khi sử dụng. Đây cũng  là một lý do ưu tiên hàng đầu.

+ Đá granite dùng để ốp cầu thang bộ và cầu thang máy: Nhờ những ưu điểm nổi bật về độ bền và tính thẩm mỹ cũng khá cao của mình mà đá granite còn được sử dụng rộng rãi trong việc ốp các bậc cầu thang bộ, làm sàn cabin thang máy, dùng để ốp trang trí cửa thang máy, cửa tầng thang máy gia đình.

Hy vọng với những gì Đá tự nhiên Namstone.vn chia sẻ ở trên các bạn ngoài hiểu được đá granite là gì thì các tính chất, ưu nhược điểm loại đá Granite các bạn cũng đã nắm được . Để từ đó có thêm nhiều ý tưởng cho các dự án của mình.

Các bạn có thể xem thêm một số mẫu đá granite đẹp của Namstone.vn Tại Đây.

Trân trọng./

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996

Đá tự nhiên Marble

Namstone.vn – Đá tự nhiên marble theo wiki định nghĩa là loại đá hoa, hay còn gọi là đá cẩm thạch, là một loại đá biến chất từ đá vôi có cấu tạo không phân phiến. Thành phần chủ yếu của nó là canxit (dạng kết tinh của cacbonat canxi, CaCO3).

Nó thường được sử dụng để tạc tượng cũng như vật liệu trang trí trong các tòa nhà và một số dạng ứng dụng khác. Từ đá hoa (marble) cũng được sử dụng để chỉ các loại đá có thể làm tăng độ bóng hoặc thích hợp dùng làm đá trang trí.

Mỏ đá tự nhiên marble vàng ở Đak Lak
Mỏ đá tự nhiên marble vàng ở Đak Lak

Thuật ngữ tên gọi đá tự nhiên marble

Từ “marble” trong tiếng Anh xuất phát từ tiếng Hy Lạp μάρμαρον (cẩm thạch) và từ μάρμαρος (marmaros), “đá kết tinh”, “đá sáng chói”, có lẽ từ động từ μαρμαίρω (marmairō), “cháy sáng, lóng lánh, phát ra ánh sáng mờ”. Thuật ngữ này cũng là từ cơ bản trong tiếng Anh “marmoreal” có nghĩa “giống đá hoa” (giống cẩm thạch).

Nguồn gốc đá tự nhiên marble

Đá tự nhiên marble là kết quả của quá trình biến chất khu vực hoặc hiến khi gặp trong biến chất tiếp xúc từ các đá trầm tích cacbonat như đá vôi hoặc đá dolomit, hay biến chất từ đá hoa có trước. Quá trình biến chất làm cho đá ban đầu bị tái kết tinh hoàn toàn tạo thành cấu trúc khảm của các tinh thể canxit, aragonit hay dolomit. Nhiệt độ và áp suất cần thiết để hình thành đá hoa thường phá hủy các hóa thạch và cấu tạo của đá trầm tích ban đầu.

Đá tự nhiên marble tinh khiết màu trắng là kết quả biến chất từ đá vôi rất tinh khiết. Các đặc điểm vân và viền có nhiều màu sắc khác nhau của đá hoa thường do các tạp chất tạo nên như sét, bột, cát, ôxít sắt, hoặc đá phiến silic, các loại này là những hạt hoặc các lớp nguyên thủy có mặt trong đá vôi. Màu xanh lục thường do sự có mặt của xecpentin, tạo ra từ đá vôi giàu magiê hoặc dolomit có chứa tạp chất silica. Các loại tạp chất khác nhau được di chuyển và tái kết tinh bởi áp suất và nhiệt độ cao của quá trình biến chất.

Các loại đá tự nhiên marble

Có một số loại đá marble quan trọng được đặt tên sau vị trí mỏ đá, như:

Đá hoa Màu Nơi Quốc gia/Khu vực
Trắng Bắc Kinh Trắng Trung Quốc
Đá hoa đen Basque Tây Ban Nha
Đá hoa đen Dębnik Ba Lan
Đá hoa đen Kilkenny Ireland
Trắng Malagori Pakistan
Boticena và Onyx (lục) Pakistan
Brač Đảo Brač Croatia
Đá hoa nâu Chęciny Ba Lan
Đá hoa Carrara trắng hoặc xám xanh Carrara Italia
Đá hoa Connemara Lục Connemara Ireland
Đá hoa Danby Danby Vermont, Hoa Kỳ
Đá hoa Durango Mỏ đá Coyote México
Fauske Na Uy
Hồng Llano Trung Texas
Đá hoa Luni Luni Italia
Macael Tây Ban Nha
Makrana Trắng xám Ấn Độ
Đá hoa Katni
Đá hoa lục Ấn Độ
Nabresina Trieste Ý
Đá hoa Paros trắng trong đến mờ hạt mịn Đảo Paros Hy Lạp
Đá hoa Penteli Trắng đồng nhất không vết nứt, vàng nhạt Penteli Hy Lạp
Đá hoa Proconnesus Đảo Marmara Thổ Nhĩ Kỳ
Đá hoa đỏ Ruşchiţa România
Rouge de Rance Đỏ Rance Bỉ
Trắng hoàng gia Trắng Trung Quốc
Đá hoa Ruskeala Trắng, xám, đen Ruskeala Phần Lan/Nga
Thassos Trắng tuyết, trắng,
trắng xám, trắng có viền hồng
Đảo Thassos Hy Lạp
Trắng Vencac Trắng Arandjelovac Serbia
Trắng Việt Nam Trắng xám Việt Nam
Yule Màu trắng tinh khiết Marble, Colorado Colorado, Hoa Kỳ

Đá tự nhiên marble trắng, như Carrara ở Italia, Trắng hoàng gia và Trắng BắC Kinh ở Trung Quốc và Malagori của Pakistan, đã được trao giải cho các tác phẩm điêu khắc cổ điển. Các tác phẩm này phải thực hiện với loại đá mềm và tương đối đồng nhất và đẳng hướng, và khó vỡ. Hệ số khúc xạ thấp của canxit cho phép ánh sáng đi qua vài mm trong đá trước khi tán xạ ra ngoài tạo ra đặc tính giống sáp vì thế các tượng làm bằng đá hoa mang sức sống của cơ thể con người.

Khối đá tự nhiên Marble
Khối đá tự nhiên Marble

Đá tự nhiên marble trong xây dựng

Ngày nay xu hướng tự nhiên lên ngôi, con người ta dù sống trong căn nhà mình vẫn muốn hòa mình với thiên nhiên, vạn vật. Chính vì thế khi xây nhà người ta thường lựa chọn những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như gỗ tự nhiên, đá, gạch, mây tre đan vv… Trong đó, đá marble được coi là dòng đá có sức ảnh hưởng lớn nhất tới kiến trúc xây dựng và nội thất hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu dòng đá đặc biệt này qua bài viết dưới đây nhé!

Đá marble được sử dụng như một vật liệu quan trọng trong các công trình mang biểu tượng văn hóa lớn từ thời cổ đại như Đền thần Zeus, Đền Parthenon vv… Sự sang trọng, xa hoa, biểu trưng cho tính bền vững, sự uy quyền là những gì người ta tìm thấy ở dòng đá đã có hàng ngàn năm tuổi.

Tạ Mahal – công trình lớn nhất làm từ đá cẩm thạch
Tạ Mahal – công trình lớn nhất làm từ đá cẩm thạch

Đá cẩm thạch thường được sử dụng để điêu khắc và làm vật liệu xây dựng. Ngày nay, đá marble được sử dụng phổ biến hơn trong kiến trúc xây dựng và nội thất hiện đại như chung cư, nhà phố, biệt thự hay các công trình thương mại.

Tình trạng khai thác

Ở Việt Nam, mỏ đá marble lớn nhất được tìm thấy là ở Yên Bái. Tuy nhiên, đá marble ở đây chủ yếu để xuất khẩu. Nguồn cung cấp đá cẩm thạch chính trong nước là nhập khẩu từ một số nước châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp vv… Ý là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu đá cẩm thạch với 20% thị phần sản xuất đá cẩm thạch toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc với 16%, Ấn Độ 10%, Tây Ban Nha 6% và Bồ Đào Nha với 5%.

Một mỏ đá marble đang hoạt động tại Yên Bái
Một mỏ đá marble đang hoạt động tại Yên Bái

Trong thời gian qua, chuyên mục tư vấn của Đá tự nhiên Namstone nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc xoay xung quanh vấn đề đá marble là đá tự nhiên hay nhân tạo?. Nhiều người cho rằng, đá marble là đá nhân tạo vì đá tự nhiên ở thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có đá granite mà thôi. Cùng tìm câu trả lời ở những phần tiếp theo của chúng tôi nhé!

Đặc tính nổi bật

Dưới đây là một số đặc tính nổi bật từ dòng đá marble mà bạn nên biết:

Vân đá

Mỗi viên đá marble được cắt ra đều là duy nhất, tức là, bạn sẽ không thể tìm thấy hai viên marble có hệ vân giống nhau trên trái đất này. Chính hệ vẫn tự nhiên, mềm mại, sang trọng như một bức họa đấy khiến cho đá marble đánh bật đá hoa cương, trở thành vật liệu được yêu thích nhất trong các không gian hiện đại.

Màu sắc

Đá marble đa dạng về màu sắc. Ngoài ba màu phổ biến nhất là trắng, kem và đen thì marble còn có màu sắc khác như tím, xám, xanh, vàng, hồng, trắng vv… phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau như hiện đại, cổ điển, tân cổ điển vv…

Đá marble đen vân mây là một trong những loại đá được ưa chuộng nhất hiện nay

Độ cứng, độ bền

Nếu phải xếp hạng độ cứng của đá marble: Đá hoa cương: kim cương thì tỉ lệ sẽ là 3/7/10. Do hạn chế về độ cứng nên đá marble gây một vài khó khăn trong di chuyển và thi công. Tuy nhiên, trọng lượng riêng thấp nên di chuyển đá cũng dễ hơn.

Điều hòa nhiệt độ

Đá marble có tính chịu nhiệt tốt nên được sử dụng để làm đá ốp bếp Tuy nhiên, trong quá trình phối hợp, bạn cần cân nhắc để không tạo ra cảm giác lạnh lẽo, nhàm chán, nhất là đối với khu vực phòng khách và phòng ngủ.

Tính chống thấm

Quay trở lại một chút về nguồn gốc của đá marble, chúng có cấu tạo từ đá vôi. Do đó, marble rất dễ tác dụng với axit trong thức ăn hoặc đồ uống và tạo nên những đường vết xấu xí trên bề mặt.

Điều này tạo nên cũng bởi trên bề mặt của đá cẩm thạch thường xuất hiện những vết rỗ nhỏ. Để khắc phục, các đơn vị thi công phải phủ một lớp keo để lấp đầy vết rỗ đó, phủ chất chống thấm lên tất cả các cạnh để tránh tình trạng nước thấm từ các đường ron, thấm ngược trở lên tạo thành vết ố.

Cạnh, ron là những vị trí dễ hút ẩm nhất của đá marble, gây nên hiện tượng đá ngả màu sau một thời gian sử dụng

Đá marble chống thấm kém hơn đá granite, có thể chuyển màu và dính bụi bẩn dễ gây chuyển màu làm mất đi vẻ đẹp ban đầu.

Ưu nhược điểm

Ưu điểm

  • Sở hữu đường vân mang vẻ đẹp đầy tinh tế và độc lạ
  • Độ cứng cao
  • Chịu nhiệt tốt
  • Thích hợp với điều kiện thời tiết khác nhau
  • Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất

Nhược điểm

  • Do tính thẩm mỹ cao và độc nhất nên đá marble có giá thành khá cao, cao hơn đá granite.
  • Đá marble tự nhiên có đọ cứng và bền khá cao, tuy nhiên do được hình thành từ đá vôi, có tính bột xốp nên đá marble vẫn có độ cứng kém và dễ vỡ trong quá trình di chuyển và thi công

Phân loại

Ở thị trường Việt Nam, phổ biến nhất hiện nay là hai dòng đá marble: đá Marble nhân tạo và đá Marble nhập khẩu (tự nhiên).

Đá marble tự nhiên

Đá marble tự nhiên
Đá marble tự nhiên

Đá marble tự nhiên là kết quả cả đá vôi tinh khiết biến chất. Các vòng xoáy và tĩnh mạch đặc trưng của nhiều loại đá marble có màu thường do tạp chất khoáng khác như oxit sắt, cát, bùn, đất sét hoặc chert vv… mà có. Ví dụ như màu xanh lá cây thường do serpentin, dolostone, tạp chất silic có trong đá vôi mà thành. Những tạp chất khác nhau ấy được kết tinh lại dưới áp suất và nhiệt độ khác nhau mà tạo thành đường vân và màu sắc đặc trưng của đá cẩm thạch.

Đá marble nhân tạo

Đá marble nhân tạo
Đá marble nhân tạo

Đá marble nhân tạo được cấu thành từ hợp chất cao phân tử resin (gồm keo polyester, acrylic, vinyl ester) và các vật liệu gia cường khác như: ATH – aluminum trihydrat, bột đá, chất tạo màu, chất xúc tác và một số phụ gia khác.

Ngày nay, đá marble nhân tạo phổ biến nhất là hai dòng: đá nhân tạo solid surface và đá nhân tạo thạch anh.

  • Đá solid surface gồm 2/3 bột đá tự nhiên + 1/3 keo acrylic + Al(OH)3, vải thủy tinh + phụ gia.
  • Đá thạch anh nhân tạo được tạo ra từ 90% bột thạch anh, cát mịn và phụ gia.

Các hạng mục thi công

Với những ưu điểm về tính thẩm mỹ, độ bền, đá marble được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như:

– Ốp mặt tiền

Một số công trình kiến trúc không chỉ chú trọng vào độ bền, tính kiên cố mà còn đề cao tính thẩm mỹ phải thế nào cho thật độc đáo, ấn tượng. Sử dụng đá marble để ốp mặt tiền, trong đó có trang trí mặt tiền nhà ống là một trong những lựa chọn thông minh.

Theo các chuyên gia, đá marble có màu nóng (màu đậm) nên để ốp chân tường khá hợp. Những vị trí cao hơn có thể lựa chọn tone màu khác, sao cho hài hòa với kiến trúc ngôi nhà.

Tuy nhiên, bởi tính xốp và chống ẩm kém và dễ phai màu đá marble chỉ ưu tiên sử dụng ở những nơi có mái che, tránh hướng nắng. Bên cạnh đó, mặt sau, cạnh và ron cũng cần xử lí chống thấm tuyệt đối, nhất là các hạng mục ngoài trời.

– Phối màu cho phòng khách

Cùng với gỗ tự nhiên, đây được coi là vật liệu đắt giá để bạn phô diễn gu thẩm mỹ và phong cách sống của mình. Với đá marble bạn có thể dùng để lát nền hoặc ốp tường. Một số tone màu đá marble phù hợp với không gian này là trắng, kem, vàng, đỏ vv… Những mảng đá cẩm thạch lớn được ốp giữa phòng khách với những đường vân ấn tượng giúp cho căn phòng thêm phần tráng lệ.

– Trang trí phòng tắm với đá cẩm thạch

Xu hướng dùng đá cẩm thạch để ốp tường phòng tắm đang nở rộ trong vài năm trở lại đây. Nếu phòng tắm nhỏ, bạn có thể sử dụng đá cẩm thạch cho phần lavabor, kết hợp đèn LED để tạo hiệu ứng thư giãn. Ngoài ra, có thể dùng đá marble cho phần sàn nếu bạn thích.

So sánh đá marble và đá granite

Ngoài đá marble, granite cũng là dòng vật liệu được ưa chuộng trong thiết kế và thi công nội ngoại thất. Không ít người hoang mang trong khi phân biệt hai dòng đá này bởi sự giống nhau đến từ lớp bề mặt. Tuy nhiên mỗi dòng đá đều có một ưu, nhược điểm khác nhau và đây là bảng so sánh:

So sánh đá marble và đá granite
So sánh đá marble và đá granite

Hết

Trong bài tiếp theo sẽ được xuất bản ngày 06/05/2019, Đá tự nhiên Namstone sẽ gửi tới Quý bạn đọc bài viết: Đá tự nhiên Granite.

Mời các bạn đón đọc.

Trân trọng./

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996

Danh sách các loại Đá tự nhiên – Phần 2

Namstone.vn – Đây là danh sách các loại đá tự nhiên được tổng hợp theo cách miêu tả của các nhà thạch học.

Như ở phần trước Đá tự nhiên Namstone đã gửi đến bạn đọc bài viết Danh sách các loại đá tự nhiên trong đó đã liệt kê các loại đá thuộc họ đá tự nhiên Mác Ma, đá tự nhiên họ Trầm tích.

Mẫu andesit (nềm tối) với các hốc được lắp đầu bởi zeolit. Đường kính khoảng 8 cm.
Mẫu andesit (nềm tối) với các hốc được lắp đầu bởi zeolit. Đường kính khoảng 8 cm.

Tầng than bitum ở Tây Virginia
Tầng than bitum ở Tây Virginia

Trong Phần 2 này, Đá tự nhiên Namstone sẽ cung cấp thêm tên đá tự nhiên thuộc dòng đá biến chất và các loại đá đặc biệt khác.

Đá biến chất

Turbidit (Gorgoglione Flysch), thế Miocen, Nam Ý
Turbidit (Gorgoglione Flysch), thế Miocen, Nam Ý
  • Turbidit (Gorgoglione Flysch), thế Miocen, Nam Ý
  • Amphibolit – đá biến chất thành phần chủ yếu là amphibol
    • Epidiorit
  • Đá phiến lam – đá biến chất thành phần chủ yếu là amphibol natri màu xanh dương
  • Eclogit – basalt hoặc gabro bị biến chất siêu cao; cũng là tướng đá biến chất
  • Gneis – đá biến chất hạt thô
  • Gossan – sản phẩm phong hóa của đá sulfua hay thân quặng
  • Granulit – đá biến chất cấp cao từ basalt; cũng là tướng đá biến chất
  • Đá phiến lục – thuật ngữ để chỉ các đá biến chất mafic chủ yếu là amphibol lục
    • Greenstone
  • Đá sừng – đá biến chất hình thành do nhiệt của đá mác ma
  • Đá hoa
  • Đá hoa – đá vôi bị biến chất
  • Migmatit – đá biến chất cao ven khối mác ma
  • Mylonit – đá biến chất động lực hình thành do lực cắt
  • Pelit – đá biến chất có nguồn gốc từ đá trầm tích giàu sét (như bột kết)
  • Phyllit – đá biến chất cấp thấp thành phần chủ yếu là khoáng vật mica
  • Psammit – đá biến chất có nguồn gốc từ đá trầm tích giàu thạch anh (như cát kết)
  • Quartzit – các kết thạch anh bị biến chất với hàm lượng thạch anh >95%
  • Manhattan Schist, from Southeastern New York
  • Đá phiến – đá biến chất cấp thấp đến trung bình
  • Serpentinit – đá siêu mafic bị biến chất thành phần chủ yếu là các khoáng vật serpentin
  • Skarn – đá biến chất tiếp xúc
  • Slate
  • Đá bảng – đ1 biến chất cấp thấp từ đá phiến sét hoặc bột kết
  • Suevit – đá được hình thành từ việc nóng chảy một phần khi chịu ảnh hưởng của thiên thạch
  • alc carbonat – đá siêu mafic thành phần chủ yếu là khoáng vật tan bị biến chất; tương tự như serpentinit
    • Soapstone – thực chất là schist tan

Các dạng đá đặc biệt

Manhattan Schist, from Southeastern New York
Manhattan Schist, from Southeastern New York

Các tên gọi sau được sử dụng để miêu tả các loại đá không theo quan điểm thạch học, nhưng chúng được xác định theo các tiêu chí khác nhau; hầu hết chúng là các đá khác nhau thuộc các nhóm đặc biệt, hoặc các dạng tồn tại khác của các đá được đề cập ở trên.

  • Manhattan Schist, from Southeastern New York
  • Adamellit – một biến thể của monzonit thạch anh
  • Appinit – nhóm biến thể của lamprophyr, hầu hết là hornblend
  • Aphanit – đá núi lửa felsic ẩn tinh được nhận dạng qua yếu tố quang học
  • Borolanit – một biến thể của nepheline syenit ở Loch Borralan, Scotland
  • Granit lam – thực chất là larvikit, một loại monzonit
  • Epidosit – một dạng biến chất tiếp xúc do thay thế thành phần của basalt
  • Felsit – đá núi lửa felsic ẩn tinh được nhận dạng qua yếu tố quang học
  • Flint – dạng đặc biệt của chert, jasper, hay tuff
  • Ganister – a Cornish term for a palaeosol formed on sandstone
  • Ijolit – đá xâm nhập sâu chưa bão hòa silica đi cùng với nepheline syenit
  • Jadeitit – loại đá rất hiếm được hình thành bởi sự tập trung khoáng vật jadeit pyroxen; một dạng của serpentinit
  • Jasperoid – hematit-silica biến chấn tiếp xúc, tương tự skarn
  • Kenyt – một biến thể của phonolit, được tìm thấy đầu tiên ở Mount Kenya
  • Vogesit – một biến thể của lamprophyr
  • Larvikit – một biến thể của monzonit với bộ ba fenspat microperthitic ở Larvik, Na Uy
  • Litchfieldit – nepheline syenit bị biến chất tiếp xúc phân bố gần Litchfield, Maine
  • Luxullianit – granit chứa tourmalin có kiến trúc khác thường, phân bố ở Luxulyan, Cornwall, England
  • Mangerit – monzonit chứa hypersthen
  • Minett – một biến thể của lamprophyr
  • Novaculit – thành hệ chert được tìm thấy ở Oklahoma, Arkansas và Texas
  • Pyrolit – thành phần hóa học về lý thuyết tương tự như phần trên của manti
  • Granit Rapakivi – loại granit thể hiện kiến trúc rapakivi khác thường
  • Rhomb porphyry – một loại latit có các ban tinh fenspat thoi tự hình
  • Shonkinit – từ cổ để chỉ các đá melitilic và kalsititic; ngày nay đôi khi được sử dụng
  • Taconit – thuật ngữ chỉ thành hệ sắt phân dải được sử dụng chủ yếu ở Hoa Kỳ
  • Teschenit – thực chất là silica chưa bão hòa, gabro chứa analcim
  • Theralit – thực chất là gabro nephelin
  • Variolit – thủy tinh đục

Hết

Trong bài tiếp theo sẽ được xuất bản ngày 26/04/2019, Đá tự nhiên Namstone sẽ gửi tới Quý bạn đọc bài viết: Quy trình khai thác đá tự nhiên.

Mời các bạn đón đọc.

Trân trọng./

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996

Danh sách các loại Đá tự nhiên

Danh sách các loại Đá tự nhiên

Namstone.vn – Đây là danh sách các loại đá tự nhiên được tổng hợp theo cách miêu tả của các nhà thạch học.

Họ đá magma

Mẫu andesit (nềm tối) với các hốc được lắp đầu bởi zeolit. Đường kính khoảng 8 cm.
Mẫu andesit (nềm tối) với các hốc được lắp đầu bởi zeolit. Đường kính khoảng 8 cm.

·         Andesit – Đá núi lửa trung tính

·         Anorthosit – đá siêu mafic thành phần chủ yếu là plagiocla

·         Aplit – đá magma xâm nhập hạt rất mịn

·         Basalt – đá núi lửa thành phần mafic

o    Adakit – nhóm đá basalt chứa một lượng tương đối nhỏ các nguyên tố vết yttri và ytterbi

o    Hawaiit – nhóm đá basalt hình thành quần đảo đại dương (điểm nóng)

o    Icelandit

o    Picrit

·         Basanit – đá núi lửa thành phần mafic; thực chất là bazan chưa bão hòa silica

·         Boninit – bazan nhiều đặc trưng bởi pyroxen

·         Carbonatit – đá magma hiếm gặp chứa hơn 50% các khoáng vật carbonat

·         Charnockit – Loại ít gặp của granit chứa pyroxen

o    Enderbit – một dạng của charnockit

Đá phiến sét Limey phủ lên đá vôi. cao nguyên Cumberland, Tennessee
Đá phiến sét Limey phủ lên đá vôi. cao nguyên Cumberland, Tennessee

·         Dacit – đá núi lửa thành phần felsic đến trung tính chứa nhiều sắt.

·         Diabaz hay dolerit – đá magma xâm nhập mafic hình thành trong các dyke hoặc Sill.

·         Diorit – đá magma xâm nhập trung tính hạt thô có thành phần chủ yếu là plagiocla, pyroxen hoặc/và amphibol.

·         Dunit – an ultramafic cumulate rock composed of olivine and accessories.

·         Essexit – đá magma mafic chưa bão hòa silica (thực chất là gabro chứa foid)

·         Foidolit – đá magma chứa hơn >90% khoáng vật feldspathoid.

·         Gabbro – đá magma xâm nhập hạt thô chứa pyroxen và plagiocla, thành phần cơ bản tương tự basalt

·         Granit – đá magma xâm nhập hạt thô chứa orthocla, plagiocla và thạch anh.

·         Granodiorit – đá magma xâm nhập giống granit nhưng thành phần plagiocla > orthocla, hay là một dạng trung gian giữa diorit và granit.

·         Granophyr – đá xâm nhập nông có thành phần giống granit.

·         Harzburgit – một dạng của peridotit; an ultramafic cumulate rock.

·         Hornblendit – a mafic or ultramafic cumulate rock dominated by >90% hornblende.

·         Hyaloclastit – đán núi lửa thành phần chủ yếu là thủy tinh và tuff thủy tinh.

·         Icelandit – đá núi lửa.

·         Ignimbrit – đá núi lửa mảnh vụn.

·         Ijolit – đá xâm nhập bão hòa silica rất hiếm gặp

·         Kimberlit – đá núi lửa siêu mafic hiếm gặp và là nguồn cung cấp kim cương

·         Komatiit – đá núi lửa siêu mafic cổ

·         Lamproit – đá núi lửa giàu natri

·         Lamprophyr – đá xâm nhập siêu mafic giàu natri chủ yếu là phenocryst trên nền feldspar

·         Latit – dạng của andesit không bão hòa silica

·         Lherzolit – đá siêu mafic, thực chất là peridotit

·         Monzogranit – granit chưa bão hòa silica với <5% thạch anh chuẩn

·         Monzonit – đá xâm nhập sâu với <5% thạch anh chuẩn

·         Nephelin syenit – đá xâm nhập sâu chưa bão hòa silica với nephelin thay thế orthocla

·         Nephelinit – đá xâm nhập sâu chưa bão hòa với >90% nephelin

·         Norit – gabro chứa hypersthen

·         Obsidian – một loại thủy tinh núi lửa

·         Pegmatit – đá xâm nhập (hoặc đá biến chất) có các tinh thể lớn

·         Peridotit – đá siêu mafic xâm nhập sâu hoặc cumulate rock thành phần chiếm >90% olivin

·         Phonolit – đá núi lửa chưa bão hòa silica; tương tự nephelin syenit

·         Picrit – bazan chứa olivine.

·         Porphyry – thường là loại đá kiểu granit với kiến trúc porphyr

·         Pseudotachylit – thủy tinh hình thành từ sự tan chảy trong đứt gãy bởi sự ma sát

·         Đá bọt (Pumice) – đá núi lửa hạt mịnh có nhiều lỗ hổng

·         Pyroxenit – đá xâm nhập sâu hạt thô chiếm >90% pyroxen

·         Diorit thạch anh – diorit hơn >5% thạch anh

·         Monzonit thạch anh – đá xâm nhập sâu trung tính, một dạng monzonit với 5-10% thạch anh

·         Rhyodacit – đá núi lửa thành phần felsic, một dạng trung gian giữa rhyolit và dacit

·         Rhyolite – đá núi lửa thành phần felsic

o    Comendit – rhyolit peralkaline

o    Pantellerit – rhyolit-rhyodacit kiềm với các ban tinh amphibol

·         Scoria – đá núi lửa mafic nhiều lỗ hổng

·         Sovit – đá carbonatit hạt thô

·         Syenit – đá núi lửa sâu thành phần chính là fenspat orthocla; một dạng của granitoid

·         Tachylyt – giống thủy tinh bazan

·         Tephrit – đá núi lửa chưa bão hòa silica

·         Tonalit – granitoid nhiều plagiocla

·         Trachyandesit – đá núi lửa kiềm trung gian

o    Benmoreit – trachyandesit natri

o    Basaltic trachyandesit

§  Mugearit – trachyandesit bazan natri

§  Shoshonit – trachyandesit bazan kali

·         Trachyt – đá núi lửa chưa bão hòa silica; thực chất là rhyolit chứa feldspathoid

·         Troctolit – đá magma xâm nhập sâu siêu mafic chứa olivin, pyroxen và plagioclas

·         Trondhjemit – một dạng của tonalit với fenspat là oligocla

·         Tuff – đá núi lửa hạt mịn được tạo thành từ tro núi lửa

·         Websterit – một dạng của pyroxenit, có thành phần clinoproxen và orthopyroxen

·         Wehrlit – đá xâm nhập sâu siêu mafic, một dạng của peridotit, có thành phần gồm olivin và clinopyroxen

Họ đá trầm tích

·         Anthracit – một dạng của than đá

·         Argillit – đá trầm tích có thành phần chủ yếu là hạt cỡ sét

·         Arkose – đá trầm tích giống cát kết

·         Thành hệ sắt phân dải – đá trầm tích hóa học hạt mịn thành phần chủ yếu là khoáng vật ôxít sắt

·         Breccia – đá trầm tích hoặc kiến tạo có thành phần là mảnh vụn của các đá khác

·         Cataclasit – đá thành tạo bởi hoạt động đứt gãy

·         Đá phấn – đá trầm tích có thành phần chủ yếu là hóa thạch coccolith

·         Chert – đá trầm tích hóa học hạt mịn thành phần là silica

·         Sét kết – đá trầm tích được hình thành từ sét

·         Than đá – đá trầm tích được hình thành từ vật chất hữu cơ

·         Cuội kết – đá trầm tích là các mảnh vỡ lớn tròn cạnh của các đá khác

o    Diamictit – Cuội kết chọn lọc kém

Tầng than bitum ở Tây Virginia
Tầng than bitum ở Tây Virginia

·         Coquina – đá carbonat được hình thành từ sự tích tụ của mảnh vụn và hóa thạch của vỏ sò

·         Diatomit – đá trầm tích được hình thành từ các hóa thạch diatom

·         Dolomit hay dolostone – đá carbonat có thành phần chủ yếu là khoáng vật dolomit +/- canxit

·         Evaporit – đá trầm tích hóa học hình thành từ sự lắng đọng các khoáng vật sau khi bốc hơi

·         Flint – một dạng của chert

·         Greywacke – một dạng trung gian giữa cát và cát kết (chưa thành cát kết) với thành phần gồm thạch anh, fenspat và mảnh vụn đá trong hỗn hợp sét

·         Gritstone – thực chất là các kết hạt thô hình thành từ sạn hạt nhỏ

·         Itacolumit – cát kết mày vàng có lỗ rỗng

·         Jaspillit – đá trầm tích hóa học giàu sắt tương tự như chert hoặc thành hệ sắt tạo dải

·         Lignit – Than nâu, đá trầm tích thành phần gồm các vật liệu hữu cơ;

·         Đá vôi (Limestone) -đá trầm tích thành phần chủ yếu là khoáng vật cacbonat

·         Marl – đá vôi có chứa một tỷ lệ khoáng vật silicat nhất định

·         Đá bùn – đá trầm tích thành phần gồm sét và bùn

·         Đá phiến dầu – đá trầm tích thành phần chủ yếu là vật liệu hữu cơ

·         Oolit – đá trầm tích hóa học (một loại đá vôi)

·         Cát kết – đá trầm tích mảnh vụn theo kích thước hạt

·         Đá phiến sét -đá trầm tích mảnh vụn theo kích thước hạt

·         Bột kết – đá trầm tích mảnh vụn theo kích thước hạt

·         Turbidit – đá trầm tích phân lớp được hình thành trong môi trường biển sâu

·         Wackestone – đá trầm tích khung carbonat

 

Hết phần 1.

 

Xem thêm Phần 2: danh sách tên đá tự nhiên thuộc dòng đá biến chất và các loại đá đặc biệt khác.

 

Trân trọng./

 

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996

Đá tự nhiên – Đá biến chất

Namstone.vn – Đá biến chất được hình thành từ sự biến tính của đá mácma, đá trầm tích, thậm chí cả từ đá biến chất có trước, do sự tác động của nhiệt độ, áp suất cao (nhiệt độ lớn hơn 150 đến 200 °C và áp suất khoảng trên 1500 bar) và các chất có hoạt tính hoá học, gọi là quá trình biến chất.

Lịch sử hình thành đá biến chất

Các chất có hoạt tính hoá học thường gặp nhất là nước và axit cacbonic thường xuyên có trong tất cả các loại đất, đá. Tính chất của đá biến chất do tình trạng biến chất và thành phần của đá trước khi bị biến chất. Dưới sự tác động của các tác nhân biến chất, các thành phần của đá có thể tái kết tinh ở trạng thái rắn và sắp xếp lại. Tác dụng biến chất không những có thể cải biến cấu trúc của đá mà còn làm thay đổi thành phần khoáng vật của nó.

Trong quá trình biến chất do tác động của áp lực và sự tập hợp nhiều loại kết tinh nên đá biến chất thường rắn chắc hơn đá trầm tích; nhưng đá biến chất từ đá mácma thì do cấu tạo dạng phiến mà tính chất cơ học của nó kém đá mácma.

Các đá biến chất chiếm phần lớn trong lớp vỏ của Trái Đất và được phân loại dựa trên cấu tạo, và thành phần hóa học và khoáng vật hay còn gọi là tướng biến chất. Chúng có thể được tạo ra dưới sâu trong lòng đất bởi nhiệt độ và áp suất cao hoặc được tạo ra từ các quá trình kiến tạo mảng như va chạm giữa các lục địa, và cũng được tạo ra khi khối mác ma có nhiệt độ cao xâm nhập lên lớp vỏ của Trái Đất làm các đá có trước bị biến đổi.

Lưu ý quan trọng: Đây là những kiến thức cơ bản về Đá tự nhiên được xây dựng bởi những con người ở Namstone dày công tâm huyết tổng hợp để gửi tới các bạn đọc, các khách hàng muốn tìm hiểu và sử dụng đá tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình mình hay trong những nơi mình làm việc.

Khoáng vật trong đá biến chất

Các khoáng vật tạo đá biến chất chủ yếu là những khoáng vật nằm trong đá mácma, đá trầm tích và cũng có thể là các khoáng vật đặc biệt chỉ có ở trong các loại đá biến chất dưới sâu như sillimanit, kyanit, staurolit, andalusit, và granat

Các khoáng vật khác cũng được tìm thấy như olivin, pyroxen, amphibol, mica, fenspat, và thạch anh nhưng không nhất thiết là kết quả của quá trình biến chất. Các khoáng vật này bền vững ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao nên chúng ít bị biến đổi hóa học trong quá trình biến chất. Tuy nhiên, các khoáng vật trên chỉ không bị biến đổi trong một giới hạn nhất định, sự có mặt của một số koáng vật trong đá biến chất phản ánh nhiệt độ và áp suất hình thành chúng.

Sự thay đổi kích thước hạt của đá trong quá trình biến chất được gọi là quá trình tái kết tinh. Ví dụ, các tinh thể canxít trong đá vôi kết tinh thành các hạt lớn hơn trong đá hoa, hay cát kết bị biến chất sự kết tinh của các hạt thạch anh ban đầu tạo thành đá quartzit rất chặt thường gồm các tinh thể thạch anh lớn hơn đan xen vào nhau. Cả hai yếu tố là nhiệt độ và áp suất cao đều tạo ra sự tái kết tinh. Nhiệt độ cao cho phép các nguyên tử và ion di chuyển và làm sắp xếp lại các tinh thể, còn áp suất làm cho các tinh thể hòa tan tại các vị trí chúng tiếp xúc nhau.

Phần lớn đá biến chất (trừ đá hoa và đá quartzit) là quá nửa khoáng vật của nó có cấu tạo dạng phiến gồm các lớp song song nhau, dễ tách thành những phiến mỏng.

Cấu tạo đá biến chất

Sự hình thành các lớp nằm trong các đá biến chất được gọi là sự phân phiến. Các lớp này được hình thành do lực nén ép theo một trục trong quá trình tái kết tinh, và đồng thời tạo ra các khoáng vật kết tinh dạng tấm như mica, clorit có mặt phẳng vuông góc với lực tác dụng. Cấu tạo của đá biến chất được chia thành hai loại là cấu tạo phân phiến và cấu tạo không phân phiến.

Đá có cấu tạo phân phiến là sản phẩm của sự biến dạng đá có trước theo một mặt phẳng, đôi khi tạo ra các mặt cát khai của khoáng vật: ví dụ slat là đá biến chất có cấu tạo phân phiến từ đá phiến sét.

Đá có cấu tạo không phân phiến không có hoa văn (dải) theo từng lớp và được hình thành do ứng suất tác dụng từ nhiều phía hoặc không có các khoáng vật phát triển đặc biệt như phyllit có hạt thô, diệp thạch có hạt thô hơn, gơnai hạt rất thô, và đá hoa.

Một vài loại đá biến chất

Cấu tạo phân phiến bị uốn nếp trong đá biến chất gần Geirangerfjord, Na Uy
Cấu tạo phân phiến bị uốn nếp trong đá biến chất gần Geirangerfjord, Na Uy
  • Đá gơnai(gneiss) hay đá phiến ma: đá gơnai là do đá granit (đá hoa cương)tái kết tinh và biến chất dưới tác dụng của áp lực cao thuộc loại biến chất khu vực, tinh thể hạt thô, cấu tạo dạng lớp hay phân phiến – trong đó những khoáng vật như thạch anh màu nhạt, fenspat và các khoáng vật màu sẫm, mica xếp lớp xen kẽ nhau trông rất đẹp. Do cấu tạo dạng lớp nên cường độ theo các phương khác cũng khác nhau, dễ bị phong hoá và tách lớp. Đá gơnai dùng chủ yếu để làm tấm ốp lòng bờ kênh, lát vỉa hè.
  • Đá hoa: là loại đá biến chất tiếp xúc hoặc biến chất khu vực, do tái kết tinh từ đá vôi và đá đôlômit dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao. Đá hoa bao gồm những tinh thể lớn hay nhỏ của canxit, thỉnh thoảng có xen các hạt đôlômit liên kết với nhau rất chặt. Đá hoa có nhiều màu sắc như trắng, vàng, hồng, đỏ, đen… xen lẫn những mảnh nhỏ và vân hoa. Cường độ chịu nén 1.200 kg/cm², đôi khi đến 3.000 kg/cm², dễ gia công cơ học, dễ mài nhắn và đánh bóng. Đá hoa được dùng làm đá tấm ốp trang trí mặt chính, làm bậc cầu thang, lát sàn nhà, làm cốt liệu cho bê tông, granito.
  • Đá quartzit (quăczit) là sa thạch hoặc cát kết thạch anh tái kết tinh tạo thành. Đá màu trắng đỏ hay tím, chịu phong hoá tốt, cường độ chịu nén khá cao (4.000 kg/cm²), độ cứng lớn. Quartzit được sử dụng để xây trụ cầu, chế tạo tấm ốp, làm đá dăm, đá hộc cho cầu đường, làm nguyên liệu sản xuất vật liệu chịu lửa.
  • Đá bản: có cấu tạo dạng phiến, tạo thành từ sự biến chất của đá trầm tích kiểu đá phiến sét dưới áp lực cao. Đá màu xám sẫm, ổn định đối với không khí, không bị nước phá hoại và dễ tách thành lớp mỏng. Diệp thạch sét dùng làm vật liệu lợp rất đẹp.

Các kết cấu đá biến chất

Năm kết cấu đá biến chất cơ sở với các kiểu đá điển hình là:

  • Dạng đá bản (bản nham): Đá bản và phyllit; sự phân phiến gọi là ‘cát khai đá bản’
  • Dạng diệp thạch (đá phiến, phiến nham): Diệp thạch hay đá phiến; sự phân phiến gọi là ‘cát khai đá phiến’
  • Dạng gơnai (đá phiến ma, phiến ma nham): Gơnai; sự phân phiến gọi là ‘cát khai gơnai’
  • Dạng granoblastic: Granulit, một vài dạng cẩm thạch (đá hoa) và quartzit
  • Dạng đá sừng: Đá sừng và skarn

Trân trọng./

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996

Đá tự nhiên Mác Ma – Phần cuối

Namstone.vn – Ở phần trước Công ty đá tự nhiên Namstone giới thiệu tới các bạn đọc bài viết:

Bài viết hôm nay, Đá tự nhiên Namstone sẽ giới thiệu tới các bạn bài viết: Đá tự nhiên Mác Ma – Phần 2 và cũng là phần cuối của bài viết này.

Lưu ý quan trọng: Đây là những kiến thức cơ bản về Đá tự nhiên được xây dựng bởi những con người ở Namstone dày công tâm huyết tổng hợp để gửi tới các bạn đọc, các khách hàng muốn tìm hiểu và sử dụng đá tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình mình hay trong những nơi mình làm việc.

Nhắc lại – Khái niệm đá tự nhiên Mác Ma

Đá mácma hay đá magma là những loại đá được thành tạo do sự đông nguội của những dung thể magma nóng chảy được đưa lên từ những phần sâu của vỏ Trái Đất. Quá trình đông nguội có thể tạo ra các đá có các khoáng vật kết tinh rõ ràng hoặc không kết tinh tùy thuộc vào môi trường mà khối magma đông nguội, và dựa vào đó người ta ta phân ra: đá xâm nhập và phun trào. Macma này có thể có nguồn gốc từ manti của Trái Đất hoặc từ các loại đá đã tồn tại trước đó bị nóng chảy do các thay đổi nhiệt độ áp suất cực cao. Trên 700 loại đá mácma đã được miêu tả lại, phần lớn trong chúng được tạo ra gần bề mặt lớp vỏ Trái Đất.

Khoáng vật: Hàm lượng khoáng vật của Fe và Si hay mafic:

  • Đá felsic, chủ yếu chứa thạch anh, fenspat kiềm và/hoặc khoáng vật chứa fenspat: các khoáng vật của Fe và Si; các dạng đá này (ví dụ granit) thông thường có máu sáng và có tỷ trọng thấp.
  • Đá mafic, chủ yếu chứa các khoáng vật mafic: pyroxen, olivin và plagiocla canxi; các loại đá này (ví dụ đá bazan) thông thường sẫm màu và có tỷ trọng lớn hơn đá felsic.
  • Đá siêu mafic, chứa trên 90% khoáng chất mafic (ví dụ dunit)
  • Bảng dưới đây là sự phân chia đơn giản đá lửa theo cả thành phần và phương thức diễn ra.

Bảng dưới đây là sự phân chia đơn giản đá lửa theo cả thành phần và phương thức diễn ra.

Thành phần
Phương thức diễn ra Axít Trung gian Bazơ Siêu bazơ
Xâm nhập Granit Điôrit Gabbrô Periđôtit
Phun trào Riôlit Anđêsit Bazan

Để có sự phân loại chi tiết hơn, xem Biểu đồ QAPF.

Các khoáng vật tạo đá chủ yếu

Các khoáng vật tạo đá mácma chủ yếu: thạch anh, fenspat, mica và khoáng vật màu.

Các khoáng vật có các tính chất khác nhau, nên sự có mặt của chúng tạo ra cho đá có những tính chất khác nhau (cường độ, độ bền vững, khả năng gia công…)

  • Thạch anh là SiO2 ở dạng kết tinh, tinh thể hình lăng trụ 6 cạnh, ít khi trong suốt mà thường có màu trắng và trắng sữa, độ cứng 7, khối lượng riêng 2,65 g/cm3, cường độ cao khoảng 20.000 kg/cm2, chống mài mòn tốt, ổn định đối với axit (trừ axit fluohidric và fosforic). Ở nhiệt độ thường, thạch anh không tác dụng với vôi, nhưng ở trong môi trường hơi nước bão hoà và nhiệt độ 175 – 2000C có thể sinh ra phản ứng silicat.
  • Fenspat có hai loại:
    • Cát khai thẳng góc-octola (K2O.Al2O3.6SiO2 – fenspat kali)
    • Cát xiên góc – plagiocla (Na2O.Al2O3.6SiO2 – fenspat natri và CaO.Al2O3.2SiO2 – fenspat canxi).
    • Tính chất cơ bản của fenspat: màu biến đổi từ trắng, trắng xám, vàng đến hồng và đỏ; khối lượng riêng: 2,55 – 2,76 g/cm3, độ cứng 6 – 6,5, cường độ chịu nén 1200 – 1700 kg/cm2. Khả năng chống phong hoá của felspat kém, kém ổn định đối với nước và đặc biệt là nước có chứa CO2 tạo ra Al2O3.2SiO2.2H2O là caolonit – thành phần chủ yếu của đất sét- theo phản ứng: K2O.Al2O3.6SiO2 + CO2 +2H2O –> K2CO3 + 4SiO2 + Al2O3.2SiO2.2H2O
  • Mica là những alumôsilicat ngậm nước rất phức tạp, có độ cứng 2-3, khối lượng riêng 2,76 – 3,2 g/cm3. Phổ biến nhất là hai loại biotit và muscovit.
    • Biotit có màu nâu đen hay còn gọi là mica đen, thường chứa ôxít magiê và ôxít sắt, công thức: (Mg, Fe)3.Si3.AlO10.OHF)2.
    • Muscovit thì trong suốt hay còn gọi là mica trắng, có công thức: K2O. Al2O3.6SiO2.2H2O.
    • Ngoài hai loại trên còn gặp vecmiculit được tạo thành do sự oxy hoá và hydrat hoá biotit. Khi nung ở 900 – 10000 độ C nước sẽ mất đi, thể tích vecmiculit tăng 18 – 25 lần.
  • Khoáng vật sẫm màu chủ yếu gồm amphibol, pyroxen, olivin là các khoáng vật có màu sẫm (từ màu lục đến màu đen) cường độ cao, dai và bền, khó gia công.

? THAM KHẢO MỘT SỐ DÒNG ĐÁ TỰ NHIÊN NAMSTONE ĐANG CUNG CẤP

Sử dụng

Đá mácma xâm nhập

  • Dunit là loại đá xâm nhập sâu của nhóm đá siêu mafic. Thành phần khoáng vật gồm chủ yếu là olivin với hơn 90%,pyroxen, hocblen thì hiếm hơn, ngoài ra còn có mica, cromit.Cấu tạo đặc sít, đôi khi phân dải. Kiến trúc hạt thô.
  • Granit (đá hoa cương) là loại đá axit có ở nhiều nơi, chủ yếu do thạch anh, fenspat và một ít mica, có khi còn tạo thành cả amphibol và pyroxen. Granit có màu tro nhạt, hồng nhạt hoặc vàng, phần lớn có kết tinh hạt lớn.
  • Granit rất đặc chắc, khối lượng thể tích 2600 – 2700 kg/m3, cường độ nén rất lớn (1200 – 2500 kg/cm2), độ hút nước nhỏ (dưới 1%), khả năng chống phong hoá rất cao, độ chịu lửa kém, có một số loại có màu sắc đẹp. Đá granit được sử dụng rộng rãi trong xây dựng (ốp mặt ngoài nhà và các công trình đặc biệt, nhà công cộng, làm nền móng cầu, cống, đập…)
  • Syenit là loại đá trung tính, thành phần khoáng vật chủ yếu là Orthoclas, plagiocla, axit, các khoáng vật màu sẫm (amphibol, pyroxen, biotit), một ít mica, rất ít thạch anh. Sienit màu tro hồng, có cấu trúc toàn tinh đều đặn, khối lượng riêng 2,7 -2,9 g/cm3, khối lượng thể tích 2400 – 2800 kg/m3, cường độ chịu nén 1500 – 2000 kg/cm2. Sienit được ứng dụng khá rộng rãi trong xây dựng.
  • Diorit là loại đá trung tính, thành phần chủ yếu là plagiocla trung tính (chiếm khoảng ¾), hocblen, augit, biotit, amphibol và một ít mica và pyroxen. Diorit thường có màu xám, xám lục có xen các vết sẫm và trắng; khối lượng thể tích 2900 – 3300 kg/m3, cường độ chịu nén 2000 – 3500 kg/cm2. Diorit dai, chống va chạm tốt, chống phong hoá cao, dễ đánh bóng, nên được sử dụng để làm mặt đường, tấm ốp.
  • Gabbro là loại đá bazơ, thành phần gồm có plagiocla bazơ (khoảng 50%) và các khoáng vật màu sẫm như pyroxen, amphibol và olivin. Gabbro có màu tro sẫm hoặc từ lục thẫm đến đen, đẹp, có thể mài nhẵn, khối lượng thể tích 2900 – 3300 kg/m3, cường độ chịu nén 2000 – 3500 kg/cm3. Gabbro được sử dụng làm đá dăm, đá tấm để lát mặt đường và ốp trang trí các công trình kiến trúc.

Đá mácma phun trào

  • Diaba có thành phần tương tự gabbro, là loại đá magma xâm nhập nông có thành phần mafic, có kiến trúc hạt nhỏ, hạt vừa xen lẫn với kiến trúc hiển tinh. Thành phần khoáng vật gồm có fenspat, pyroxen, olivin, màu tro sẫm hoặc lục nhạt, cường độ nén 3000 – 4000 kg/cm2. Đá diaba rất dai, khó mài mòn, được sử dụng chủ yếu làm đá rải đường và làm nguyên liệu đá đúc.
  • Bazan là loại đá bazơ, thành phần khoáng vật giống đá gabbro. Chúng có kiến trúc vi tinh hoặc kiến trúc pocfia. Đá bazan là loại đá nặng nhất trong các loại đá mácma, khối lượng thể tích 2900 – 3500 kg/cm3, cường độ chịu nén 1000 – 5000 kg/cm2 (có loại cường độ đến 8000 kg/cm2), rất cứng, giòn, khả năng chống phong hoá cao, rất khó gia công. Đá bazan là loại đá phổ biến nhất trong xây dựng, được sử dụng để lát đường làm cốt liệu bê tông, tấm ốp chống ăn mòn…
  • Andesit là loại đá trung tính. Thành phần của nó gồm plagiocla trung tính, các khoáng vật sẫm màu (amphibol, pyroxen) và mica; có kiến trúc ẩn tinh và kiến trúc dạng pocfia; có màu tro vàng, hồng, lục. Đá andesit có khả năng hút nước lớn, khối lượng thể tích 2200 ÷ 2700 kg/m3, cường độ chịu nén 1200 – 2400 kg/cm2, chịu được axit nên được dùng để làm vật liệu chống axit.

Đá trầm tích núi lửa

Ngoài các loại đá đề cập ở trên, trong đá mácma phun trào còn có đá bọt, tuf, tro và tuf dung nham. Các loại đá này bên cạnh việc hình thành do kết tinh nhanh như đá phun trào còn lắng đọng theo quy luật trầm tích. Nhiều tác giả Liên Xô cũ xếp loại đá này sang đá trầm tích.

  • Tro núi lửa: thưởng ở dạng bột, giống nhau màu xám. Những hạt lớn gọi là cát núi lửa. Đá bọt, là loại thuỷ tinh núi lửa có độ rỗng cao (độ rỗng đến 80%) được tạo thành khi tro núi lửa lắng đọng từ không khí. Đá bọt có kích thước 5-30mm, khối lượng thể tích 500 kg/m3, độ hút nước thấp vì các lỗ rỗng lớn và các lỗ rỗng ít liên thông nhau, hệ số truyền nhiệt nhỏ (0,12 – 0,2 kCal/m.0C.h, cường độ chịu nén 20 – 30 kg/cm2. Cát núi lửa, đá bọt được dùng làm cốt liệu cho bê tông nhẹ, còn bột thì làm vật liệu cách nhiệt và bột mài.
  • Tuf núi lửa: là loại đá rỗng, được tạo thành do quá trình tự lèn chặt tro núi lửa. Loại tuf núi lửa chặt nhất gọi là tơrat. Tuf núi lửa đá bọt cũng như tro núi lửa thường dùng làm phụ gia hoạt tính chịu nước cho chất kết dính vô cơ.
  • Tuf dung nham do tro và cát núi lửa rơi vào trong dung nham nóng chảy sinh ra. Nó là loại đá thuỷ tinh rỗng có màu hồng, tím…, khối lượng thể tích 750 ÷ 1400 kg/m3, cường độ chịu nén 60 – 100 kg/cm2, hệ số dẫn nhiệt trung bình là 0,3 kCal/m.0C.h. Trong xây dựng, tup dung nham được xẻ thành đá hộc để xây tường, sản xuất đá dăm cho bê tông nhẹ.

Nguồn gốc và phân bố

Lớp vỏ Trái Đất dày khoảng 35 km (22 dặm) tại các phần dưới các vỏ lục địa, nhưng trung bình chỉ khoảng 7 km (4,3 dặm) dưới các đại dương. Nó được tạo thành từ các loại đá có tỷ trọng tương đối thấp, và gần với lớp vỏ là các loại đặc hơn của lớp phủ, chúng mở rộng tới độ sâu gần 3.000 km (1.860 dặm). Phần lớn macma tạo thành đá mácma được sinh ra trong các phần phía trên của lớp phủ ở nhiệt độ khoảng từ 600 đến 1.600 °C.

Khi macma nguội đi, các khoáng vật sẽ kết tinh từ hỗn hợp nóng chảy ở các nhiệt độ khác nhau (quá trình kết tinh phân đoạn). Có tương đối ít khoáng vật có vai trò quan trọng trong sự hình thành của đá mácma. Có điều này là do macma nguồn chỉ giàu một số nguyên tố nhất định: silíc, ôxy, nhôm, natri, kali, canxi, sắt và magiê. Chúng là các nguyên tố khi kết hợp với nhau tạo ra các khoáng vật silicat, là các loại khoáng chất chiếm trên 90% thành phần các loại đá mácma.

Các loại đá mácma chiếm khoảng 95% toàn bộ phần phía trên của lớp vỏ Trái Đất, nhưng chúng phân bố phổ biến hơn ở bên dưới lớp đá trầm tích và đá biến chất tương đối mỏng nhưng phân bố rộng.

Hình ảnh Đá mác ma

Trân trọng./

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996

Đá tự nhiên Mác Ma

Namstone.vn – Trong loạt bài viết serial: Tìm hiểu các loại đá tự nhiên trong thiên nhiên đã được Ban biên tập của Công ty đá tự nhiên Namstone giới thiệu tới các bạn đọc bài viết:

thì ở phần này Đá tự nhiên Namstone sẽ giới thiệu tới các bạn bài viết: Đá tự nhiên Mác Ma.

Lưu ý quan trọng: Đây là những kiến thức cơ bản về Đá tự nhiên được xây dựng bởi những con người ở Namstone dày công tâm huyết tổng hợp để gửi tới các bạn đọc, các khách hàng muốn tìm hiểu và sử dụng đá tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình mình hay trong những nơi mình làm việc.

A – Khái niệm đá tự nhiên Mác Ma

Đá Basalt breccia
Đá Basalt breccia

Đá mácma hay đá magma là những loại đá được thành tạo do sự đông nguội của những dung thể magma nóng chảy được đưa lên từ những phần sâu của vỏ Trái Đất. Quá trình đông nguội có thể tạo ra các đá có các khoáng vật kết tinh rõ ràng hoặc không kết tinh tùy thuộc vào môi trường mà khối magma đông nguội, và dựa vào đó người ta ta phân ra: đá xâm nhập và phun trào. Macma này có thể có nguồn gốc từ manti của Trái Đất hoặc từ các loại đá đã tồn tại trước đó bị nóng chảy do các thay đổi nhiệt độ áp suất cực cao. Trên 700 loại đá mácma đã được miêu tả lại, phần lớn trong chúng được tạo ra gần bề mặt lớp vỏ Trái Đất.

B – Ý nghĩa địa chất

1) Đá mácma có ý nghĩa quan trọng về mặt địa chất do:

Các khoáng vật và tính chất hóa học tổng thể của chúng cung cấp thông tin về thành phần của lớp vỏ Trái Đất tại những đá mácma được hình thành cũng như các điều kiện về nhiệt độ và áp suất hình thành nên đá và thông tin về các loại đá trước đó bị nóng chảy;

Niên đại tuyệt đối của chúng có thể được thực hiện bằng các phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ khác nhau và vì thế có thể so sánh với các địa tầng địa chất cận kề, cho phép miêu tả lại thời gian diễn ra các sự kiện một cách tương đối chính xác;

Các đặc điểm của chúng thông thường được đặc trưng bởi các điều kiện của môi trường kiến tạo cụ thể, cho phép tái tạo lại các mô hình kiến tạo (Xem thêm kiến tạo mảng);

Trong một số hoàn cảnh đặc biệt, chúng là nguồn gốc của một số mỏ khoáng sản quan trọng: ví dụ vonfram, thiếc và urani, thông thường hay đi cùng với đá granite.

Phun trào núi lửa và vì thế bị làm cứng và đông đặc trong điều kiện phơi ra ngoài khí quyển. Do nguội nhanh trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thấp, các khoáng vật không kịp kết tinh, hoặc chỉ là kết tinh một phần nên có kích thước tinh thể bé, chưa hoàn chỉnh, hoặc tồn tại ở dạng vô định hình. Mặt khác, các chất khí và hơi nước không kịp thoát ra, để lại nhiều lỗ rỗng, làm cho đá nhẹ, có loại nổi trên mặt nước.

Ngoài ra, đá phun trào cũng được còn gọi là đá núi lửa, trong ngôn ngữ một số tiếng nước ngoài như tiếng Anh chẳng hạn, gọi là volcanic rock, lấy theo tên của Vulcan còn là tên gọi của người La Mã để chỉ vị thần cai quản lửa. Ở độ sâu vài kilômét dưới bề mặt Trái Đất thì nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ mà phần lớn các loại đá có thể nóng chảy tại bề mặt. Tuy nhiên, các loại đá này vẫn ở dạng cứng do áp suất lớn tạo ra bởi các lớp đá nằm phía trên. Nếu như có các khe nứt trong các lớp đá thì áp suất bị tụt xuống và một khối lượng đáng kể đá bị nóng chảy. Đá Macma tạo ra sẽ bị ép phụt lên trên thông qua các kẽ nứt tới bề mặt và tạo thành núi lửa.

Đá tự nhiên Namstone
Đá tự nhiên Namstone

Đá nóng chảy (gọi là dung nham hay lava) sẽ chảy ra từ núi lửa và loang rộng. Do dung nham bị nguội và kết tinh nhanh nên nó tạo ra các loại đá có kiến trúc vi tinh. Nếu sự làm nguội là quá nhanh, không cho quá trình kết tinh có thể xảy ra thì các loại đá tạo thành có kiến trúc thủy tinh (chẳng hạn như đá obsidian tức đá vỏ chai).

Do kiến trúc vi tinh nên các dạng khác nhau của đá phun trào khó phân biệt bằng mắt thường hơn so với các dạng khác nhau của đá xâm nhập. Nói chung, với kiến trúc vi tinh các khoáng vật của đá phun trào chỉ có thể xác định bằng cách soi kính thạch học (đá được mài thành các mẫu mỏng và được soi dưới kính hiển vi có hai ni-côn) và sự phân loại bằng mắt thường chỉ là gần đúng.

Các vật chất có thể bị núi lửa tống ra ngoài rất mãnh liệt trong quá trình hoạt động phun trào là các khối, cục đá và tro. Các vật chất này được gọi là đá trầm tích núi lửa (cũng còn gọi là đá vụn núi lửa, tuf) và có thể rơi gần đó, tạo thành một phần của núi lửa hay bị mang đi xa nhờ gió.

Các tinh thể chứa trong đá lửa ban tinh mịn được gọi là pocfia. Kiến trúc pocfia phát triển khi một số tinh thể phát triển lớn đến kích thước đáng kể trước khi phần chủ yếu của macma đông đặc lại thành khối vật liệu đồng nhất hạt mịn.

2) Xâm nhập nông

Khái niệm xâm nhập nông hiện nay vẫn còn một số tranh cãi nhưng đa số các quan điểm cho rằng nó được kết tinh bên dưới mặt đất đến độ sâu 1,5 km.

  • Phân loại

Việc phân loại đá mácma có thể cung cấp cho con người thông tin quan trọng về các điều kiện mà chúng hình thành. Hai yếu tố quan trọng được sử dụng trong phân loại đá lửa là kích thước hạt (phụ thuộc rất nhiều vào lịch sử quá trình làm nguội) và thành phần khoáng vật của đá. Fenspat, thạch anh, olivin, pyroxen, amphibol và mica là các khoáng vật quan trọng trong sự hình thành đá mácma và sự có mặt của chúng là cơ sở để phân loại các loại đá này. Các khoáng vật khác có mặt trong đá không điển hình được gọi là khoáng chất phụ.

Trong phân loại đơn giản hóa, các dạng đá mácma được chia trên sự hiện diện của fenspat, sự có/vắng mặt của thạch anh và trong các loại đá không có fenspat hay thạch anh thì theo sự có mặt của các khoáng vật chứa sắt hay magiê.

  • Kích thước tinh thể

Theo kích thước tinh thể, đá mácma có thể phân loại thành pecmatit (hạt rất lớn), hiển tinh (chỉ có hạt lớn hay phanerit), ban tinh (một số hạt lớn trên nền là các hạt nhỏ hay pocfia), vi tinh (chỉ có hạt nhỏ hay aphanit), thủy tinh (không có hạt).

Đá có kiến trúc hiển tinh chứa các khoáng vật với tinh thể nhìn thấy bằng mắt thường và thường đặc trưng cho đá xâm nhập (do quá trình làm nguội càng chậm thì tinh thể càng to). Trong một số ngoại lệ, dạng đá này có thể chứa các tinh thể cực lớn, trong trường hợp này chúng được gọi là pecmatit.

Đá Olivine basalt
Đá Olivine basalt

Trong đá phun trào, khi quá trình làm nguội là nhanh hơn, các tinh thể khoáng vật riêng rẽ thông thường không nhìn thấy được bằng mắt thường và chúng được gọi là kiến trúc vi tinh.

Kiến trúc ban tinh là trạng thái trung gian giữa hai loại trên: khối đá có kiến trúc vi tinh, nhưng trên nền vi tinh này có thể quan sát được một số tinh thể.

Nếu macma nóng chảy bị làm nguội quá nhanh không cho quá trình kết tinh diễn ra thì sản phẩm tạo ra là có kiến trúc thủy tinh như thủy tinh núi lửa hay opxidian đôi khi còn được gọi là đá vỏ chai.

  • Hình dạng tinh thể

Hình dạng tinh thể cũng là yếu tố quan trọng trong kiến trúc đá mácma. Các tinh thể có thể là tự hình, bán tự hình và tha hình:

Tự hình (Euhedral), nếu hình dạng tinh thể được bảo toàn hay tinh thể có các mặt kết tinh rõ ràng.

Bán tự hình (Subeuhedral), nếu chỉ một phần được bảo toàn.

Tha hình (Anhedral), nếu tinh thể không thể hiện rõ ràng hướng kết tinh có thể nhận biết được.

  • Theo cấu tạo

Cấu tạo lỗ hổng là đá có các khoảng trống sinh ra bởi khí bị chiếm giữ trong quá trình nguội đi.

Cấu tạo dòng chảy được hình thành khi mácma chảy tràn trên bề mặt và đông nguội với các tốc độ khác nhau.

Tuf bao gồm các đá vụn có trước hoặc bom núi lửa bị đẩy ra khi núi lửa phun trào gồm một số loại như: tufit, tufogen.

  • Thành phần khoáng vật – hóa học

Các dạng đá mácma có thể phân chia nhỏ theo các thông số hóa học/ khoáng vật tạo đá theo hai hướng chính:

Hóa học: – Tổng hàm lượng kiềm – silica (biểu đồ TAS) cho phân loại đá mácma được sử dụng khi không có các dữ liệu về quá trình hình thành hay thành phần khoáng vật:

  • Các đá mácma axít chứa hàm lượng silica cao, lớn hơn 63% SiO2 (ví dụ rhyolit và dacit)
  • Các đá mácma trung tính chứa 52 – 63% SiO2 (ví dụ andesit)
  • Các đá mácma mafic chứa ít silica (45 – 52%) và thông thường chứa nhiều sắt – magiê (ví dụ đá bazan)
  • Các đá mácma siêu mafic chứa ít hơn 45% silica. (ví dụ picrit và komatiit)
  • Các đá mácma kiềm với 5 – 15% chất kiềm (K2O + Na2O) (ví dụ phonolit và trachyt)

Ghi chú: Thuật ngữ axít-bazơ được sử dụng rộng rãi hơn trong các tài liệu địa chất cũ. Thay vào đó, người ta sử dụng các thuật ngữ felsic, mafic, siêu mafic…

Khoáng vật: Hàm lượng khoáng vật của Fe và Si hay mafic:

  • Đá felsic, chủ yếu chứa thạch anh, fenspat kiềm và/hoặc khoáng vật chứa fenspat: các khoáng vật của Fe và Si; các dạng đá này (ví dụ granit) thông thường có máu sáng và có tỷ trọng thấp.
  • Đá mafic, chủ yếu chứa các khoáng vật mafic: pyroxen, olivin và plagiocla canxi; các loại đá này (ví dụ đá bazan) thông thường sẫm màu và có tỷ trọng lớn hơn đá felsic.
  • Đá siêu mafic, chứa trên 90% khoáng chất mafic (ví dụ dunit)
  • Bảng dưới đây là sự phân chia đơn giản đá lửa theo cả thành phần và phương thức diễn ra.

Hết phần 1.

Mời các bạn theo dõi bài viết chi tiết về đá tự nhiên Đá mácma – phần cuối được đăng tải ngày 17/04/2019, kính mời Quý bạn đọc đón chờ.

Trân trọng./

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996

Tìm hiểu các loại Đá tự nhiên trong thiên nhiên – Phần cuối

Tìm hiểu các loại Đá tự nhiên trong thiên nhiên – Phần cuối

Namstone.vn – Tiếp theo bài viết Tìm hiểu các loại đá tự nhiên trong thiên nhiên đã giới thiệu tới các bạn đọc bài viết:

, thì ở phần 3 cũng là phần cuối trong loạt bài Tìm hiểu các loại đá tự nhiên trong thiên nhiên. Namstone sẽ chia sẻ thêm tới các bạn nội dung:

Đá biến chất

Đá biến chất được tạo ra từ sự thay đổi của bất kỳ loại đá nào (bao gồm cả đá biến chất đã hình thành trước đó) đối với các điều kiện thay đổi của môi trường như nhiệt độ và áp suất so với các điều kiện nguyên thủy mà các loại đá đó được hình thành. Các điều kiện nhiệt độ và áp suất này luôn luôn cao hơn so với các chỉ số của chúng ở bề mặt Trái Đất, và phải đủ cao để có thể thay đổi các khoáng chất nguyên thủy thành các dạng khoáng chất khác hoặc thành các dạng khác của cùng một khoáng chất (ví dụ bằng sự tái kết tinh).

Gneiss, đá biến chất cấu tạo phân phiến hình thành trong quá trình biến chất khu vực. Hình ảnh: internet
Gneiss, đá biến chất cấu tạo phân phiến hình thành trong quá trình biến chất khu vực. Hình ảnh: internet

Mức độ biến chất của đá có thể được miêu tả qua một số tướng, mỗi tướng đặc trưng bởi một số loại đá có khoáng sản đi kèm trong một giới hạn nhiệt độ và áp suất nhất định. Lý thuyết về tướng biến chất được nhà địa chất Phần Lan, Pentti Eskola đưa ra năm 1915, lý thuyết này là sự phát triển tiếp theo của công trình phiến biến chất được Viktor M. Goldschmidts đưa ra từ thập niên 1900.

Trong trường hợp nhiệt độ là yếu tố chính thì biến chất xảy ra theo đường màu xanh lá cây (hình bên) tạo ra đá biến chất tướng amphibolit và granulit. Trong trường hợp va mảng mà yếu tố chi phối là áp lực thì tạo nên tướng đá phiến lam và eclogit.

Môi trường biến chất

Biến chất khu vực xảy ra trong khu vực rộng lớn, chẳng hạn như các dãy núi. Khi các mảng kiến tạo hội tụ và các tầng trên của các lớp gấp lại và ép xuống làm những lớp đá hình thành trước bị lún sâu hơn, bên trên là những lớp trầm tích mới tích tụ dần gây nên áp lực và nhiệt độ gia tăng. Điều này dẫn đến cả hai quá trình tái kết tinh và thay đổi cấu trúc. Loại đá này có tính phân phiến (lớp mỏng) nên tính chất cơ học kém hơn đá mácma. Ví dụ Đá gơnai (do đá granit tái kết tinh), phiến sét (do sự biến chất của đất sét dươi áp lực cao).

Biến chất tiếp xúc xảy ra khi đá nằm bên cạnh một khối mácma bị ảnh hưởng bởi nhiệt từ mácma. Kích thước của mácma ảnh hưởng đến khoảng cách mà khối đá có trước bị biến chất. Trong một thể magma lớn, giống như một thể batolit lớn có thể đến vài km, thì lớp biến chất tiếp xúc có thể chỉ vài cm. Biến chất tiếp xúc xảy ra ở tất cả các độ sâu trong lớp vỏ, nhưng là rõ ràng nhất khi nó xảy ra gần bề mặt, bởi vì áp lực thấp, và độ lệch nhiệt độ quá lớn. Vì biến chất tiếp xúc không liên quan đến bất kỳ áp lực nào tác động lên nên các tinh thể không định hướng theo bất kỳ hướng nào. Ví dụ đá hoa (do tái kết tinh đá vôi và đá đôlômit dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao mà thành), thạch anh (biến chất từ cát)…

Biến chất nhiệt dịch xảy ra khi dòng nhiệt dịch nóng xen vào trong các khe nứt làm ảnh hưởng đến khối đá có trước. Điều này thường xảy ra trong các khe nứt của các hoạt động lửa, vì điều này góp phần ra nhiệt cần thiết.

Biến chất va chạm xảy ra khi thiên thạch va chạm bề mặt đất, do động năng rất lớn của thiên thạch được chuyển thành nhiệt và áp suất trong đá bị va chạm. Trong một số trường hợp, những tác động này tạo thành các coesit, một loại silica mật độ lớn, và thậm chí hình thành các hạt kim cương nhỏ. Sự hiện diện của các khoáng chất như trên cho thấy rằng ít nhất là thiên thạch đã tạo ra áp lực và nhiệt độ gây biến đổi phần trên cùng, nơi mà các khoáng vật thường được hình thành.

Cấu tạo

Cấu tạo đặc trưng của đá biến chất là phân phiến, đó là sự sắp xếp có định hướng của các khoáng vật dưới tác động của áp suất chính trong quá trình hình thành đá biến chất, ví dụ như đá gneiss, đá phiến lam, đá phiến lục. Phương áp lực sẽ vuông góc với mặt phẳng chứa các phiến. Dựa vào đặc điểm này, người ta có thể tái hiện môi trường kiến tạo vào lúc mà đá đó được hình thành. Tuy nhiên, không phải đá biến chất nào cũng có cấu tạo phân phiến. Các đá không có cấu tạo phân phiến như quartzit, đá hoa, đá sừng.

Thiên thạch

Thiên thạch là một loại đá có nguồn gốc trong không gian chứ không phải hình thành trên Trái Đất. Một số thiên thạch có thể là dấu tích còn sót lại từ sự hình thành hệ Mặt Trời cách nay hơn 4,6 tỷ năm. Thiên thạch thường bao gồm khoáng vật silicat (95%) và rất nhiều hợp kim sắt- niken, hoặc sự kết hợp cả hai (5%).

Thiên thạch sắt bao gồm hợp kim sắt-niken và chiếm khoảng 3,8% của tất cả thiên thạch. Chúng được cho là bao gồm các vật liệu từ lõi của các tiểu hành tinh bị gián đoạn. Thiên thạch sắt rơi vào ba nhóm tùy thuộc vào thành phần niken/sắt và cấu trúc tinh thể; hexahedriter chứa 4-6% niken, octahedriter chứa 6-12% niken và ataxiter chứa nhiều hơn 12% niken. Cấu trúc tinh thể của hexahedriter giống như một hình chữ nhật, octahedriter có mô hình lục giác và ataxiter không có cấu trúc tinh thể khác nhau.

Thiên thạch sắt đá bao gồm một hỗn hợp xấp xỉ bằng hợp kim sắt-niken và khoáng chất silicat và tương ứng với khoảng 0,5% của tất cả các thiên thạch được biết đến. Chúng được cho là thành tạo từ vật liệu từ khu vực tiếp giáp giữa lõi thiên thể và lớp vỏ của nó.

Sử dụng

Đá là một loại vật liệu gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Thời tiền sử, bắt đầu thời đại đồ đá con người đã biết dùng đá để làm vũ khí tự vệ, săn bắn, công cụ sản xuất. Những công trình bằng đá nổi tiếng như kim tự tháp, Angkor Wat, thành Babylon, El-Djem (Tuynizi), Colisée (Ý), Bourgogne (Pháp), Épidayre (Hy Lạp), vv.

Làm vật liệu xây dựng

Là sản phẩm sản xuất từ đá thiên nhiên bằng phương pháp gia công cơ học hoặc do phong hóa tự nhiên như: đá hộc, đá tấm (phiến), đá dăm, cát…

Từ đá thiên nhiên có thể chế tạo một số chất kết dính như xi măng (đá vôi+ đất sét+ nung + clinker, nghiền +PG XM), vôi (nung đá vôi CaCO3), thạch cao xd CaSO4.0.5H2O (nung đá thạch cao CaSO4.2H2O) …

Vật liệu đá xây dựng được sử dụng rộng rãi nhờ có những ưu điểm sau:

  • Cường độ chịu nén cao, Rn cao.
  • Bền vững trong môi trường sử dụng.
  • Dùng để trang trí như đá hoa, đá granit (hay đá hoa cương), đá gabro, đá biến chất tái kết tinh và một số loại đá phiến.[23]
  • Giá thành thấp, tận dụng được nguồn nguyên liệu địa phương.
  • Bên cạnh đó còn có một số nhược điểm: khối lượng thể tích lớn, quá trình gia công phức tạp, vận chuyển và thi công khó khăn.
Mỏ đá Portland trên đảo Portland, Anh. Đây là loại đá được dùng nhiều trong xây dựng trên đảo Anh như Nhà thờ Thánh Paul và Cung điện Buckingham. Hình ảnh: internet
Mỏ đá Portland trên đảo Portland, Anh. Đây là loại đá được dùng nhiều trong xây dựng trên đảo Anh như Nhà thờ Thánh Paul và Cung điện Buckingham. Hình ảnh: internet

Tính chất các đá làm vật liệu xây dựng bao gồm trọng lượng thể tích và cường độ ở trạng thái khô, như các loại nhẹ (trọng lượng < 1800 kg/m3 và có mác tương ứng 5, 10, 15, 75, 100, 150 kG/cm2) thường dùng xây tường cho nhà cần cách nhiệt; loại nặng (> 1800 kg/m3 và có mác tương ứng 100, 150, 200, 400, 600, 800, 1000 kG/cm2) dùng trong các công trình chịu lực, công trình thủy công để xây móng, tường chắn, lớp phủ bờ kè, ốp lát…

  • Theo hệ số mềm, các đá được chia thành 4 cấp:? 0.6; 0.6 – 0.75; 0.75 – 0.9;và? 0.9.
  • Theo yêu cầu sử dụng và mức độ gia công
    • Đá hộc: gia công theo phương pháp nổ mìn. Dùng để xây móng nhà, tường chắn, trụ cầu,
    • Đá đẽo thô, vừa, kỹ tùy theo yêu cầu sử dụng của công trình.
    • Đá kiểu: được chọn lọc kỹ, chất lượng cao, dùng để trang trí cho các công trình.
    • Đá phiến: để ốp lát, trang trí.
    • Đá dăm: làm cốt liệu trộn bê tông.

Mời các bạn theo dõi bài viết chi tiết về đá tự nhiên Đá mácma được đăng tải ngày 15/04/2019, kính mời Quý bạn đọc đón chờ.

Trân trọng./

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996