Tìm hiểu các loại Đá tự nhiên trong thiên nhiên – Phần cuối

Tìm hiểu các loại Đá tự nhiên trong thiên nhiên – Phần cuối

Namstone.vn – Tiếp theo bài viết Tìm hiểu các loại đá tự nhiên trong thiên nhiên đã giới thiệu tới các bạn đọc bài viết:

, thì ở phần 3 cũng là phần cuối trong loạt bài Tìm hiểu các loại đá tự nhiên trong thiên nhiên. Namstone sẽ chia sẻ thêm tới các bạn nội dung:

Đá biến chất

Đá biến chất được tạo ra từ sự thay đổi của bất kỳ loại đá nào (bao gồm cả đá biến chất đã hình thành trước đó) đối với các điều kiện thay đổi của môi trường như nhiệt độ và áp suất so với các điều kiện nguyên thủy mà các loại đá đó được hình thành. Các điều kiện nhiệt độ và áp suất này luôn luôn cao hơn so với các chỉ số của chúng ở bề mặt Trái Đất, và phải đủ cao để có thể thay đổi các khoáng chất nguyên thủy thành các dạng khoáng chất khác hoặc thành các dạng khác của cùng một khoáng chất (ví dụ bằng sự tái kết tinh).

Gneiss, đá biến chất cấu tạo phân phiến hình thành trong quá trình biến chất khu vực. Hình ảnh: internet
Gneiss, đá biến chất cấu tạo phân phiến hình thành trong quá trình biến chất khu vực. Hình ảnh: internet

Mức độ biến chất của đá có thể được miêu tả qua một số tướng, mỗi tướng đặc trưng bởi một số loại đá có khoáng sản đi kèm trong một giới hạn nhiệt độ và áp suất nhất định. Lý thuyết về tướng biến chất được nhà địa chất Phần Lan, Pentti Eskola đưa ra năm 1915, lý thuyết này là sự phát triển tiếp theo của công trình phiến biến chất được Viktor M. Goldschmidts đưa ra từ thập niên 1900.

Trong trường hợp nhiệt độ là yếu tố chính thì biến chất xảy ra theo đường màu xanh lá cây (hình bên) tạo ra đá biến chất tướng amphibolit và granulit. Trong trường hợp va mảng mà yếu tố chi phối là áp lực thì tạo nên tướng đá phiến lam và eclogit.

Môi trường biến chất

Biến chất khu vực xảy ra trong khu vực rộng lớn, chẳng hạn như các dãy núi. Khi các mảng kiến tạo hội tụ và các tầng trên của các lớp gấp lại và ép xuống làm những lớp đá hình thành trước bị lún sâu hơn, bên trên là những lớp trầm tích mới tích tụ dần gây nên áp lực và nhiệt độ gia tăng. Điều này dẫn đến cả hai quá trình tái kết tinh và thay đổi cấu trúc. Loại đá này có tính phân phiến (lớp mỏng) nên tính chất cơ học kém hơn đá mácma. Ví dụ Đá gơnai (do đá granit tái kết tinh), phiến sét (do sự biến chất của đất sét dươi áp lực cao).

Biến chất tiếp xúc xảy ra khi đá nằm bên cạnh một khối mácma bị ảnh hưởng bởi nhiệt từ mácma. Kích thước của mácma ảnh hưởng đến khoảng cách mà khối đá có trước bị biến chất. Trong một thể magma lớn, giống như một thể batolit lớn có thể đến vài km, thì lớp biến chất tiếp xúc có thể chỉ vài cm. Biến chất tiếp xúc xảy ra ở tất cả các độ sâu trong lớp vỏ, nhưng là rõ ràng nhất khi nó xảy ra gần bề mặt, bởi vì áp lực thấp, và độ lệch nhiệt độ quá lớn. Vì biến chất tiếp xúc không liên quan đến bất kỳ áp lực nào tác động lên nên các tinh thể không định hướng theo bất kỳ hướng nào. Ví dụ đá hoa (do tái kết tinh đá vôi và đá đôlômit dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao mà thành), thạch anh (biến chất từ cát)…

Biến chất nhiệt dịch xảy ra khi dòng nhiệt dịch nóng xen vào trong các khe nứt làm ảnh hưởng đến khối đá có trước. Điều này thường xảy ra trong các khe nứt của các hoạt động lửa, vì điều này góp phần ra nhiệt cần thiết.

Biến chất va chạm xảy ra khi thiên thạch va chạm bề mặt đất, do động năng rất lớn của thiên thạch được chuyển thành nhiệt và áp suất trong đá bị va chạm. Trong một số trường hợp, những tác động này tạo thành các coesit, một loại silica mật độ lớn, và thậm chí hình thành các hạt kim cương nhỏ. Sự hiện diện của các khoáng chất như trên cho thấy rằng ít nhất là thiên thạch đã tạo ra áp lực và nhiệt độ gây biến đổi phần trên cùng, nơi mà các khoáng vật thường được hình thành.

Cấu tạo

Cấu tạo đặc trưng của đá biến chất là phân phiến, đó là sự sắp xếp có định hướng của các khoáng vật dưới tác động của áp suất chính trong quá trình hình thành đá biến chất, ví dụ như đá gneiss, đá phiến lam, đá phiến lục. Phương áp lực sẽ vuông góc với mặt phẳng chứa các phiến. Dựa vào đặc điểm này, người ta có thể tái hiện môi trường kiến tạo vào lúc mà đá đó được hình thành. Tuy nhiên, không phải đá biến chất nào cũng có cấu tạo phân phiến. Các đá không có cấu tạo phân phiến như quartzit, đá hoa, đá sừng.

Thiên thạch

Thiên thạch là một loại đá có nguồn gốc trong không gian chứ không phải hình thành trên Trái Đất. Một số thiên thạch có thể là dấu tích còn sót lại từ sự hình thành hệ Mặt Trời cách nay hơn 4,6 tỷ năm. Thiên thạch thường bao gồm khoáng vật silicat (95%) và rất nhiều hợp kim sắt- niken, hoặc sự kết hợp cả hai (5%).

Thiên thạch sắt bao gồm hợp kim sắt-niken và chiếm khoảng 3,8% của tất cả thiên thạch. Chúng được cho là bao gồm các vật liệu từ lõi của các tiểu hành tinh bị gián đoạn. Thiên thạch sắt rơi vào ba nhóm tùy thuộc vào thành phần niken/sắt và cấu trúc tinh thể; hexahedriter chứa 4-6% niken, octahedriter chứa 6-12% niken và ataxiter chứa nhiều hơn 12% niken. Cấu trúc tinh thể của hexahedriter giống như một hình chữ nhật, octahedriter có mô hình lục giác và ataxiter không có cấu trúc tinh thể khác nhau.

Thiên thạch sắt đá bao gồm một hỗn hợp xấp xỉ bằng hợp kim sắt-niken và khoáng chất silicat và tương ứng với khoảng 0,5% của tất cả các thiên thạch được biết đến. Chúng được cho là thành tạo từ vật liệu từ khu vực tiếp giáp giữa lõi thiên thể và lớp vỏ của nó.

Sử dụng

Đá là một loại vật liệu gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Thời tiền sử, bắt đầu thời đại đồ đá con người đã biết dùng đá để làm vũ khí tự vệ, săn bắn, công cụ sản xuất. Những công trình bằng đá nổi tiếng như kim tự tháp, Angkor Wat, thành Babylon, El-Djem (Tuynizi), Colisée (Ý), Bourgogne (Pháp), Épidayre (Hy Lạp), vv.

Làm vật liệu xây dựng

Là sản phẩm sản xuất từ đá thiên nhiên bằng phương pháp gia công cơ học hoặc do phong hóa tự nhiên như: đá hộc, đá tấm (phiến), đá dăm, cát…

Từ đá thiên nhiên có thể chế tạo một số chất kết dính như xi măng (đá vôi+ đất sét+ nung + clinker, nghiền +PG XM), vôi (nung đá vôi CaCO3), thạch cao xd CaSO4.0.5H2O (nung đá thạch cao CaSO4.2H2O) …

Vật liệu đá xây dựng được sử dụng rộng rãi nhờ có những ưu điểm sau:

  • Cường độ chịu nén cao, Rn cao.
  • Bền vững trong môi trường sử dụng.
  • Dùng để trang trí như đá hoa, đá granit (hay đá hoa cương), đá gabro, đá biến chất tái kết tinh và một số loại đá phiến.[23]
  • Giá thành thấp, tận dụng được nguồn nguyên liệu địa phương.
  • Bên cạnh đó còn có một số nhược điểm: khối lượng thể tích lớn, quá trình gia công phức tạp, vận chuyển và thi công khó khăn.
Mỏ đá Portland trên đảo Portland, Anh. Đây là loại đá được dùng nhiều trong xây dựng trên đảo Anh như Nhà thờ Thánh Paul và Cung điện Buckingham. Hình ảnh: internet
Mỏ đá Portland trên đảo Portland, Anh. Đây là loại đá được dùng nhiều trong xây dựng trên đảo Anh như Nhà thờ Thánh Paul và Cung điện Buckingham. Hình ảnh: internet

Tính chất các đá làm vật liệu xây dựng bao gồm trọng lượng thể tích và cường độ ở trạng thái khô, như các loại nhẹ (trọng lượng < 1800 kg/m3 và có mác tương ứng 5, 10, 15, 75, 100, 150 kG/cm2) thường dùng xây tường cho nhà cần cách nhiệt; loại nặng (> 1800 kg/m3 và có mác tương ứng 100, 150, 200, 400, 600, 800, 1000 kG/cm2) dùng trong các công trình chịu lực, công trình thủy công để xây móng, tường chắn, lớp phủ bờ kè, ốp lát…

  • Theo hệ số mềm, các đá được chia thành 4 cấp:? 0.6; 0.6 – 0.75; 0.75 – 0.9;và? 0.9.
  • Theo yêu cầu sử dụng và mức độ gia công
    • Đá hộc: gia công theo phương pháp nổ mìn. Dùng để xây móng nhà, tường chắn, trụ cầu,
    • Đá đẽo thô, vừa, kỹ tùy theo yêu cầu sử dụng của công trình.
    • Đá kiểu: được chọn lọc kỹ, chất lượng cao, dùng để trang trí cho các công trình.
    • Đá phiến: để ốp lát, trang trí.
    • Đá dăm: làm cốt liệu trộn bê tông.

Mời các bạn theo dõi bài viết chi tiết về đá tự nhiên Đá mácma được đăng tải ngày 15/04/2019, kính mời Quý bạn đọc đón chờ.

Trân trọng./

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NAMSTONE

Namstone.vn – Giải pháp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

Tự hào là một trong những doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm đá tự nhiên, cho nội thất và ngoại thất với nhiều chủng loại: Granite – Marble – Slate – Sandstone – Bluestone – Basalt.

Hotline: 0914 55 1996

One thought on “Tìm hiểu các loại Đá tự nhiên trong thiên nhiên – Phần cuối

  1. Pingback: Đá tự nhiên - Đá biến chất - Đá tự nhiên, đá granite, đá marble, đá ốp lát uy tín nhất Việt Nam

Comments are closed.